2 MÓN CHAY ai cũng ăn qua tưởng tốt nhưng lại khiến lượng đường trong máu "bấn loạn" cần phải tránh xa
Nhiều bệnh nhân đã tìm đến hình thức ăn chay như một chế độ ăn kiêng kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, không phải món ăn chay nào cũng tốt cho đường huyết, nếu chọn lựa sai sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
- 19-01-2022Người có trái tim khỏe mạnh sẽ có 5 biểu hiện này khi ngủ: Sau 40 tuổi, đạt 4/5 thì chứng tỏ bạn có tiềm năng sống khỏe, sống thọ
- 19-01-2022"Nhịn ăn" giúp sống thọ? Áp dụng quy tắc 16/8 và 20/4 này khi "bóp mồm bóp miệng" có thể giúp bạn đẩy lùi béo phì, ung thư và sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày
- 19-01-2022Bệnh dạ dày thường do chính bản thân gây ra, muốn bồi bổ thì phải sáng – tối kiên trì thực hiện 3-3: Nếu không sớm muộn gì sức khỏe sẽ bay xa, bệnh tật lại nhào tới
- 19-01-2022Loại rau được mệnh danh là "rau hoàng đế'': Chứa vô số chất dinh dưỡng lại khá ít calo, ăn mỗi ngày giúp giảm 50% nguy cơ ung thư ruột kết
Chỉ số đường huyết là một trong những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe của mỗi người nhưng lại vô cùng "nhạy cảm" và dễ biến động. Bên cạnh chế độ sinh hoạt khoa học, việc ăn uống thế nào là hợp lý để không làm tăng lượng đường trong máu cũng là một vấn đề đáng được lưu ý.
Đường huyết của cơ thể mỗi người đều có sự thay đổi trong ngày. Hiện tượng này xảy ra khi có quá nhiều đường trong máu, là một biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Vốn dĩ tăng đường huyết đa phần xảy ra với người trung niên, cao tuổi, song giờ đây, giới trẻ cũng là đối tượng hay gặp phải tình trạng này do môi trường và thói quen sống thay đổi.
Ảnh: Internet
Tăng đường huyết sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe người mắc bệnh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như hôn mê do đái tháo đường, ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim mạch. Theo các chuyên gia, tăng đường huyết được hình thành bởi các nguyên nhân sau:
1. Ngủ không đủ giấc hoặc trái giấc
Những người thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ dễ bị suy giảm chức năng miễn dịch, tế bào đảo tụy bị tổn thương khiến cơ thể không thể tiết insulin bình thường. Điều này dẫn đến hormone điều hòa đường huyết trong bị giảm, lượng đường trong máu tự nhiên sẽ từ từ tăng lên.
Nói cách khác, thiếu ngủ có thể cản trở việc kiểm soát glucose và độ nhạy insulin, là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường do tăng đường huyết.
2. Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý ở giới trẻ gây ra tình trạng cơ thể hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng. Những chất này không được tận dụng hết sẽ trở nên dư thừa, bị phân hủy hoặc đọng lại trong cơ thể khiến lượng đường trong máu dần tăng cao, lâu ngày cũng sẽ phát sinh thành bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường.
3. Lười tập thể dục
Ảnh: Internet
Trên thực tế, nhiều bạn trẻ không chú ý đến hoặc không có thời gian tập thể dục thường có thói quen ngồi nhiều giờ trước máy tính hoặc nằm dài trên giường sau khi ăn.
Hành động này khiến cho lượng mỡ nạp vào cơ thể hàng ngày không thể phân hủy và tích tụ trong cơ thể, dẫn đến béo phì, cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao.
4. Yếu tố di truyền
Nếu bố hoặc mẹ có vấn đề về đường huyết thì khả năng con mắc phải bệnh này cũng rất cao. 1/4 số bệnh nhân tăng đường huyết là do di truyền. Vì vậy đây cũng là một yếu tố đáng cân nhắc để mỗi người tự theo dõi và chú ý đến sức khỏe của mình.
5. Chu kỳ kinh nguyệt
Hormon (nội tiết tố) của người phụ nữ thay đổi cũng gây ảnh hưởng đến đường huyết. Trong vòng 1 tuần trước kỳ kinh nguyệt, những người mắc bệnh tiểu đường sẽ ít nhạy cảm hơn với insulin khiến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.
Lúc này, cần theo dõi để biết mức độ thay đổi nội tiết tố và tác động đến lượng đường huyết có đáng quan ngại hay không. Các chỉ số sẽ bình thường trở lại khi bắt đầu kỳ kinh.
Người bị đường huyết cao nên nói "không" với đậu phụ?
Đậu phụ chứa nhiều chất đạm, axit amin, axit béo không no, lecithin và các nguyên tố vi lượng khác nhau, là món ăn thường thấy trong bữa cơm hàng ngày. Nhìn chung, những chất có trong đậu phụ đều có lợi cho sức khỏe con người.
Ảnh: Internet
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu phụ là thực phẩm ít đường, ít béo và ít calo, bệnh nhân tăng đường huyết không có biến chứng vẫn có thể ăn đậu phụ bình thường mà không gây ảnh hưởng đến sự biến động của lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị đường huyết cao lại có vấn đề về thận thì không được ăn đậu phụ. Ăn đậu phụ lúc này vừa làm tăng gánh nặng cho thận, vừa khiến cho bệnh về đường huyết trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, người bị đường huyết cao có ăn được đậu phụ hay không còn phụ thuộc vào cách chế biến món ăn. Chẳng hạn như đậu phụ rán, đậu phụ sốt, đậu phụ áp chảo, đậu phụ chua ngọt…, những món ăn này chứa nhiều mỡ và đường nên không dành cho người mắc bệnh về đường huyết. Có thể cân nhắc những cách chế biến khác thanh đạm hơn như hấp, luộc hay nấu canh.
2 món chay trên mâm cơm nhiều gia đình khiến đường huyết "bấn loạn", người có đường huyết cao nên hạn chế tiêu thụ
Cơm trắng và cháo đều được chế biến từ gạo trắng, là loại thực phẩm rất giàu tinh bột. Ăn nhiều những món ăn này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến chức năng bài tiết insulin ở tuyến tụy bị giảm đi. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
1. Cơm trắng
Ảnh: Internet
Cơm trắng có hàm lượng tinh bột tương đối cao, sau khi ăn sẽ chuyển hóa thành đường trong cơ thể khiến đường huyết cũng tăng lên. Người bị tiểu đường rất e ngại với món ăn này, thậm chí có những người còn cắt cơm trắng ra khỏi khẩu phần ăn của mình.
Tuy nhiên, cũng không nên kiêng hoàn toàn tinh bột vì sẽ khiến cơ thể thiếu năng lượng, dẫn đến hạ đường huyết. Thay vào đó, có thể thay cơm trắng bằng gạo lứt hoặc yến mạch, vừa có lượng tinh bột vừa đủ, vừa chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, no lâu và làm giảm cơn thèm ăn.
2. Cháo
Ảnh: Internet
Tương tự, cháo cũng là món ăn mà người bị bệnh về đường huyết cần hạn chế. Cháo đã nấu chín mềm, nát, tinh bột chứa trong đó sau khi vào cơ thể sẽ dễ tiêu hóa và hấp thụ rồi chuyển hóa thành đường, khiến lượng đường trong máu tăng rõ rệt.
Tuy nhiên, không cần thiết phải "cạch mặt" món ăn này vì cháo cũng đóng vai trò duy trì lượng đường ổn định trong máu. Để tốt hơn, có thể chế biến cháo kết hợp với những loại rau củ như cần tây, địa cốt bì, khoai lang hay bột đậu xanh… để bổ sung thêm nhiều chất xơ cũng như hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể.
(Theo 163.com)
Nhịp sống kinh tế
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là "vị thuốc quý" nhưng ít người dùng tới: Giúp hạ đường huyết, dưỡng gan và thận hiệu quả
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là “thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Ăn tươi hay uống nước đều rất tốt
- Hai loại lá phơi khô là "thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết tốt ngang “insulin tự nhiên” nhưng ít người biết đến: Việt Nam rất sẵn
- 1 loại gia vị là "kháng sinh tự nhiên", còn dưỡng gan và hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở chợ Việt
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ