28.000 - 30.000 tỉ đồng hỗ trợ người lao động
Hôm nay (1-4), Chính phủ sẽ họp bàn về gói hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19, ước tính ban đầu khoảng 28.000 - 30.000 tỉ đồng.
- 01-04-2020Khoảng nửa triệu lao động Việt Nam làm việc ở nước có dịch
- 31-03-2020Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 100% doanh nghiệp trong ngành bị ảnh hưởng, kiến nghị 6 giải pháp giúp ngăn chặn làn sóng SMEs phá sản hàng loạt
- 31-03-2020Vì sao Thủ tướng yêu cầu không triển khai gói bảo hiểm Covid-19?
Chiều 31-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về những nội dung gồm: Các kịch bản ứng phó dịch Covid-19, chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch và một số nội dung khác.
Hỗ trợ kịp thời và đúng đối tượng
Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế đã báo cáo về các tình huống, cấp độ bùng phát của dịch và các kịch bản triển khai với mỗi tình huống này, trong đó lường trước cả tình huống xấu nhất. Sau đó, các bộ, ngành đã đề xuất một số gói hỗ trợ an sinh xã hội trong một số trường hợp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tác động của dịch là rất lớn, không chỉ đối với sản xuất - kinh doanh, thu ngân sách mà cả với đời sống của người dân, nhất là người nghèo, công nhân thất nghiệp và một số đối tượng khác không có tích lũy. Đây là nội dung rất cần thiết phải thảo luận để đưa ra phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1-4 để Chính phủ có Nghị quyết thông qua, làm cơ sở cho việc xử lý nhanh, kịp thời và chính xác hơn, hỗ trợ cho các đối tượng vừa nêu.
Trong quá trình chuẩn bị nghị quyết về gói hỗ trợ này, Thủ tướng cho rằng cần trả lời 3 câu hỏi, trước hết là xác định rõ đối tượng. Thủ tướng yêu cầu phải đủ 5 nhóm đối tượng: Người nghèo và cận nghèo; đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội; NLĐ theo hợp đồng phải tạm thời ngưng việc; hộ kinh doanh cá thể ngừng hoạt động; NLĐ tự do mất việc. Nguyên tắc đặt ra là chỉ hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, không bỏ sót đối tượng và cũng không được để lợi dụng chính sách để hỗ trợ tràn lan. Thứ hai là cần xác định chính xác mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ cho từng loại đối tượng. Có những ý kiến nêu hỗ trợ 500.000 đồng, 900.000 đồng, 1 triệu đồng, 50% mức lương tối thiểu… thì căn cứ mức nào là phù hợp.
Thứ ba là xác định rõ nguồn hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và thẩm quyền quyết định. Theo Thủ tướng, nguồn chủ yếu là từ ngân sách nhà nước trong thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương cũng như từ doanh nghiệp.
Trước mắt hỗ trợ 3 tháng
Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng cho ý kiến về các mức hỗ trợ trực tiếp, thời gian hỗ trợ đối với các nhóm đối tượng để đưa ra phiên họp Chính phủ như hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người có công, NLĐ có hợp đồng lao động với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn nhất phải dừng kinh doanh, NLĐ tự do, không có việc làm… với tổng số tiền ước tính ban đầu khoảng 28.000 - 30.000 tỉ đồng, cả ngân sách trung ương và địa phương.
Cụ thể như hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo 1 triệu đồng/người/tháng, trước mắt hỗ trợ 3 tháng (tháng 4, 5, 6). Hỗ trợ cho một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội, người có công với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng.
Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, có tiêu chí hỗ trợ cụ thể theo nguyên tắc chỉ hỗ trợ một bộ phận thực sự khó khăn, bị mất việc, không hỗ trợ cho tất cả các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công. Hỗ trợ NLĐ có hợp đồng làm việc với doanh nghiệp nhưng phải nghỉ việc, làm việc bán thời gian, nghỉ không lương giảm thu nhập thì mức hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng (tức 50% lương tối thiểu), trước mắt hỗ trợ cho 3 tháng 4, 5, 6. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp phải bảo đảm nguồn cùng chi trả thêm tối thiểu 50% lương tối thiểu hằng tháng. Nếu doanh nghiệp không đủ nguồn để chi trả thì thực hiện vay Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam với lãi suất ưu đãi và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước bổ sung nguồn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam.
Hỗ trợ cho hộ kinh doanh cá thể phải tạm ngừng kinh doanh gặp khó khăn nhất do Covid-19 với mức 1 triệu đồng/tháng trong 3 tháng 4, 5, 6. Hỗ trợ NLĐ tự do không có hợp đồng, mất việc hoặc không có việc làm, mức 1 triệu đồng/người/tháng, trong 3 tháng 4, 5, 6.
Chủ tịch UBND các địa phương phải xác định rõ đối tượng, bảo đảm công khai, minh bạch, không được gian dối, trục lợi.
Người lao động
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19