3 loại GIA VỊ thường dùng khiến đường huyết tăng vọt nhưng nhiều người không biết: Điều chỉnh chế độ ăn uống ngay kẻo tiểu đường 'rình rập'
Những loại gia vị tưởng chừng ít ngọt này chính là nguyên nhân dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao đột biến mà nhiều người không hay.
- 25-03-20225 loại thức ăn là “vua ung thư”, thủ phạm tăng đường huyết: Vẫn ngang nhiên xuất hiện trong bữa cơm người Việt
- 24-03-2022Củ cải là "khắc tinh của ung thư" nhưng nếu ăn với 4 thực phẩm này, bổ dưỡng mấy cũng thành "thuốc độc": Viêm da, hại dạ dày, cẩn trọng kẻo có ngày nhập viện
- 24-03-20222 bài tập 'kì diệu' cho 'bộ thở' mà bệnh nhân ung thư phổi cần ghi nhớ: Giúp đào thải khí, tăng cường sức khoẻ mùa COVID-19
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Bệnh tiểu đường rất có hại cho sức khỏe, nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu không chỉ làm tổn thương mạch máu, gây ra các bệnh tim mạch, mạch máu não mà còn gây hại cho thận, mắt và các cơ quan khác.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ cần kiểm soát tốt đường huyết là có thể tránh được các biến chứng khác nhau. Để giữ lượng đường trong máu ổn định, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là một phần rất quan trọng, người bệnh nên ăn ít thức ăn có nhiều đường, nhiều muối và quá nhiều dầu mỡ. Việc tiêu thụ thực phẩm không đúng cách có thể sẽ khiến đường huyết tăng cao đột ngột.
Đặc biêt, khi nấu ăn, cần hạn chế một số loại gia vị "ít ngọt" những dễ khiến đường huyết "bấn loạn" dưới đây:
1. Tương ớt
Ảnh minh họa: Internet
Tương ớt có vị mặn mặn, cay cay ăn rất ngon miệng, được nhiều người "mê tít" thậm chí ăn cả cơm lẫn bánh tráng chấm tương ớt. Như chúng ta đã biết, trong quá trình sản xuất tương ớt không chỉ có ớt mà người ta còn cho thêm rất nhiều gia vị như muối, dầu.
Ăn quá nhiều có thể kích thích vị cay lên cổ họng và niêm mạc đường ruột, từ đó làm tăng huyết áp, không kiểm soát được lượng đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường ăn thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều muối, dầu và làm trầm trọng thêm lượng đường trong máu.
2. Dầu hào
Ảnh minh họa: Internet
Dầu hào là loại gia vị rất ngon nên được dùng phổ biến. Nhiều người thường cho thêm dầu hào vào khi nấu để tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, để sản xuất loại gia vị này, người ta sẽ cho nhiều đường và muối vào, không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, do đó, bệnh nhân tiểu đường bệnh nhân nên ăn ít hơn.
Ngoài ra, mọi người cũng nên cẩn trọng với những loại dầu hào không có nguồn gốc và xuất xứ rõ rãng vì chúng có chứa nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Ăn vào có thể sẽ gây hại cho nhiều cơ quan của cơ thể.
3. Sốt cà chua
Ảnh minh họa: Internet
Cà chua rất giàu lycopene và vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa và rất tốt cho sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể yên tâm ăn. Tuy nhiên, tương cà không phù hợp với người bệnh tiểu đường bởi loại gia vị này cũng chứa nhiều đường trong quá trình sản xuất để tạo vị chua chua ngọt ngọt. Từ đó cũng sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến, vì vậy bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ loại gia vị này.
4 lưu ý dành cho người bị tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần lưu ý những điểm sau khi chăm sóc sức khỏe:
1. Tăng số lượng hoạt động
Tập thể dục rất có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, có thể giảm cân, cải thiện độ nhạy insulin, giúp lượng đường trong máu được kiểm soát tốt. Người bệnh nên lựa chọn các bài tập tương ứng tùy theo thể trạng của mình như chạy bộ, đi bộ nhanh, chơi cầu lông ,… tập thể dục trên 30 phút mỗi ngày, kiên trì trong thời gian dài sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
2. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi trong thời gian ngắn, muốn kiểm soát tiến triển của bệnh thì nên dùng thuốc hạ đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bác sĩ, đường huyết cũng nên được kiểm soát bằng cách tiêm insulin nếu cần thiết.
3. Kiểm tra thường xuyên
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên đến bệnh viện thăm khám sức khỏe để các bác sĩ điều chỉnh phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, để tình trạng bệnh được kiểm soát tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể mua thiết bị xét nghiệm đường huyết tại nhà để kiểm tra đường huyết ít nhất cách ngày, khi đường huyết có biến động cần đến bệnh viện kịp thời.
Tóm lại, đối với bệnh nhân đái tháo đường, kiểm soát tốt đường huyết là ưu tiên hàng đầu. Muốn kiểm soát lượng đường trong máu, bạn phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Ngoài việc ăn ít thức ăn có nhiều đường và muối, bạn cũng nên cố gắng sử dụng ít gia vị như tương cà, tương ớt, dầu hào,… khi nấu ăn để không làm cho lượng đường trong máu tăng đột biến.
Tất nhiên, kiểm soát chế độ ăn uống thôi là chưa đủ, người bệnh nên vận động nhiều hơn trong cuộc sống, uống thuốc hạ huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ, đo đường huyết thường xuyên để giữ đường huyết ổn định, ngăn ngừa biến chứng.
(Theo 163.com)
Nhịp sống kinh tế
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều
- 4 loại thực phẩm tiểu đường rất 'thích', ai luôn để sẵn trong bếp thì hãy dè chừng
- Cô gái trẻ nhập viện vì biến chứng tiểu đường: Nguy cơ đến từ một món ăn không có vị ngọt
- Nghiên cứu Havard: "Quá liều" món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường