4 'cảm giác' luôn có ở người mắc bệnh tiểu đường: Dù có chỉ 1 biểu hiện cũng nên đi khám ngay để sớm ngăn chặn 'sát thủ thầm lặng'
Ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh mãn tính tiểu đường. Khi có những “cảm giác” dưới đây cần chủ động đến ngay cơ sở ý tế để kiểm tra, vì đó là những dấu hiệu của bệnh.
- 13-01-2022Bài tập ‘ngồi xổm dựa lưng vào tường’ cho khớp gối thời gian càng lâu càng tốt? Động tác đơn giản nhưng cần thực hiện đúng nếu không đầu gối sẽ ‘phế’
- 13-01-2022Mất ngủ kéo dài, 5 mối nguy lớn ập đến cửa! Lời khuyên của bác sĩ: Ăn nhiều 2 món này để ngủ ngon và dưỡng não
- 12-01-2022Loại nước quen thuộc "cướp đi mạng sống" của giám đốc 36 tuổi: Phá gan - hại thận - thủng dạ dày, độc hại đến thế mà nhiều người vẫn không từ bỏ được
Các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng, đặc biệt là nhiễm toan ceton, hôn mê, tim mạch và tai biến mạch máu não.
Đa số bệnh nhân khi đi khám sức khỏe mới phát hiện mình bị tiểu đường nên cho rằng tiểu đường là căn bệnh thầm lặng. Nhưng thực tế không phải vậy, tiểu đường giai đoạn đầu có những biểu hiện rõ ràng nhưng triệu chứng không điển hình nên thường bị bệnh nhân làm ngơ.
Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu sẽ có những “cảm giác” này, đừng làm ngơ dù chỉ một biểu hiện.
1. Làn da thay đổi
Lượng đường trong máu liên tục tăng sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, khiến màu da thay đổi, có biểu hiện đỏ bừng hoặc chuyển xám. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường còn có dấu hiệu ngứa da dai dẳng do bị kích ứng da và niêm mạc.
Nếu bạn không thấy nổi mẩn đỏ trên da nhưng vẫn cảm thấy ngứa ngáy dai dẳng, nhất là vùng kín và xung quanh hậu môn thì nên đến bệnh viện để kiểm tra đường huyết càng sớm càng tốt.
2. Tê bì chân tay
Ở người bình thường, mạch máu và dây thần kinh của toàn bộ cơ thể sẽ được máu nuôi dưỡng đầy đủ, tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy ở các chi sẽ không thể xảy ra và tay chân có thể cử động thoải mái.
Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ cản trở quá trình lưu thông máu dẫn đến chân tay bị thiếu máu cục bộ và thiếu oxy, khiến bệnh nhân bị tê bì chân tay và cảm thấy như bị kiến bò vào tứ chi.
Khi có cảm giác tay chân như bị kiến bò, tê bì chân tay... người bệnh nên đi khám ngay. Ảnh: Toutiao
3. Khát nước
Thông thường chỉ cần bạn bổ sung đủ nước sẽ không bị khô miệng. Tuy nhiên, lượng đường trong máu cao trong thời gian dài sẽ kích thích niêm mạc miệng, làm giảm tiết nước bọt, gây cảm giác khô miệng, kế đến gửi tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương rằng cơ thể cần được bổ sung nước.
Thế nên người mắc đái tháo đường luôn có cảm giác khô miệng, uống nhiều nước và tiểu đêm.
4. Sụt cân
Nếu chế độ ăn uống và lượng vận động của bạn không thay đổi nhưng cơ thể lại có hiện tượng sụt cân không rõ nguyên nhân, đó chính là dấu hiệu bệnh tiểu đường khởi phát.
Do đường vào cơ thể không được các cơ hấp thụ hết nên một phần sẽ được thải ra ngoài theo đường nước tiểu khiến cơ thể thiếu năng lượng, từ đó dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, do glucose không được cơ thể hấp thụ đúng cách sẽ cung cấp năng lượng bằng cách làm cạn kiệt nguồn dự trữ protein, glycogen cũng như chất béo trong cơ thể, gây giảm cân.
Có những loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường nào?
1. Nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu cho kết quả dương tính khi nồng độ glucose trong máu vượt quá ngưỡng glucose ở thận. Tuy nhiên, khi ngưỡng đường huyết tăng cao, có thể cho kết quả âm tính nếu đường huyết đạt tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường. Vì vậy, xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu không phải là tiêu chí duy nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
2. Đường huyết
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng “Uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, giảm thể trọng” kèm với thay đổi bất thường ở đường huyết thì có thể chẩn đoán là bệnh tiểu đường, và đường huyết chính là tiêu chí duy nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Đo đường huyết là phương pháp đơn giản để phát hiện tiểu đường. Ảnh: Toutiao
Ở những bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào, bệnh tiểu đường nên được chẩn đoán bằng cách theo dõi sự bất thường của lượng đường trong máu qua hai lần lấy mẫu.
3. Xét nghiệm GHb
Glycated hemoglobin (GHb) có thể đánh giá tình trạng kiểm soát lượng đường trong máu. Đây là một chỉ số rất có quan trọng của bệnh tiểu đường, có khả năng phản ánh lượng đường trung bình trong máu trong hai tháng trước khi lấy máu.
4. Xét nghiệm protein huyết thanh
Protein huyết thanh có thể phản ánh mức đường huyết trung bình từ 1 đến 3 tuần trước khi lấy máu, đây cũng là một trong các chỉ số có giá trị nhất đối với bệnh nhân đái tháo đường.
Khi có những dấu hiệu trên, nên chủ động thực hiện các xét nghiệm để sớm phát hiện và phòng ngừa bệnh. Ảnh: Toutiao
Có thể thấy, bệnh tiểu đường không còn là một “sát thủ thầm lặng”, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra đường huyết ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên.
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên chủ động kiểm soát chế độ ăn uống, tham gia tập luyện thể dục thể thao để duy trì số cân bình thường, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tổng lượng calo nạp vào mỗi ngày sao cho không vượt quá 500 kcal. Nếu cần, hãy dùng thuốc hạ đường huyết dạng uống hoặc tiêm insulin theo chỉ định của bác sĩ.
Nhịp sống kinh tế
- Cô gái trẻ nhập viện vì biến chứng tiểu đường: Nguy cơ đến từ một món ăn không có vị ngọt
- Nghiên cứu Havard: "Quá liều" món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường
- 1 loại quả phơi khô là "thuốc trường thọ" giúp hạ đường huyết, dưỡng gan và ruột hiệu quả nhưng ít người biết đến
- Việt Nam có 3 loại quả là "thuốc dưỡng thận": Ăn vào còn hạ đường huyết, bổ xương, tăng tuổi thọ hiệu quả
- Việt Nam có 1 loại củ phơi khô là “thuốc trường thọ”: Dưỡng gan, bổ máu và não, còn hạ đường huyết hiệu quả