4 "gánh nặng" khiến người trung niên sống mãi trong âu lo, bỏ đi nửa đời sau bình yên hạnh phúc
Khi đến tuổi trung niên, ai cũng mang trong mình vô vàn những nỗi lo, áp lực về công việc, gia đình rồi tiền bạc. Thế nhưng để cuộc sống nhẹ nhàng hơn, ta nên học cách giảm bớt, buông bỏ những gánh nặng dư thừa này.
- 29-09-2023Đến tuổi trung niên, bản lĩnh là chắt chiu, tiết kiệm từng đồng: Trong túi có tiền, trong tay có việc, trong lòng không lo!
- 22-09-20233 loại thực phẩm là “trạm xăng của nam giới”, ăn thường xuyên giúp phong độ đỉnh cao, trung niên sung sức trong mọi việc
- 16-09-2023Người sinh vào 3 ngày Âm lịch này thích giúp đỡ người khác, dễ gặp được quý nhân phù trợ, đến trung niên tài vận càng thêm dồi dào
1. Những vật chất không cần thiết
Khi còn trẻ, chúng ta muốn mong muốn và ao ước một cuộc sống đầy đủ, dư thừa vật chất. Ta luôn nỗ lực làm việc, kiếm tiền để có thể trang bị đầy đủ nhà cửa, xe hơi,...Đôi khi chúng ta đánh mất ước mơ và thậm chí đánh đổi quá nhiều thời gian và sức khỏe để phục vụ cho việc này. Nhưng khi đến tuổi trung niên, bạn sẽ thấy những điều đó không còn quá cần thiết, chỉ cần vừa đủ cho cuộc sống của mình mà thôi.
Họa sĩ hoạt hình Thái Trí Trung (Trung Quốc) là một ví dụ điển hình cho chuyện này. Khi còn trẻ, ông bị quá ám ảnh bởi cuộc sống vật chất, thích mua ô tô và nhà, vậy nên ông đã sở hữu cho mình 10 căn nhà và nhiều loại xe. Tuy nhiên, việc quản lý xe hơi và nhà cửa đã tiêu tốn quá nhiều thời gian, đến nỗi ông không còn sức để sáng tác truyện tranh.
Chỉ khi đó Thái Trí Trung mới nhận ra rằng, của cải vật chất quá mức đang tiêu tốn cả thế giới cũng như bản thân ông. Vì vậy, họa sĩ này bắt đầu giảm bớt, hạn chế vật chất của mình, chỉ giữ lại những gì thực sự có ích.
Những thay đổi đó khiến họa sĩ này nhẹ nhõm hơn rất nhiều, ông không chỉ có nhiều thời gian hơn mà còn có nhiều năng lượng hơn cho cuộc sống và đam mê của mình.
Mayumi Kawakawa (Nhật Bản) đã chia sẻ rằng: "Sở hữu những món đồ cũng tương tự với việc tiêu tốn năng lượng vào những món đồ đó. Cuộc sống có tuyệt vời hay không, không phụ thuộc vào việc bạn có bao nhiêu món đồ, mà phụ thuộc vào việc bạn có bao nhiêu thời gian để tận hưởng" .
Giảm bớt nguồn lực vật chất, loại bỏ những gánh nặng dư thừa và tập trung vào những gì thực sự quan trọng, chúng ta có thể tập trung nhiều hơn vào sự bình yên nội tâm và niềm vui đích thực của cuộc sống.
Chúng ta tưởng chừng như mình đang thống trị vật chất nhưng thực chất lại đang bị chúng điều khiển. Không gian tinh thần của con người là có hạn, nếu bị ham muốn vật chất chiếm giữ thì sẽ không còn chỗ cho tâm hồn bên trong bạn. Hãy để lại không gian, bạn sẽ có nhiều khả năng và sự lựa chọn hơn trong cuộc sống.
2. Những lời phàn nàn và tạm biệt cảm xúc tiêu cực
Phàn nàn là một loại năng lượng tiêu cực không chỉ lãng phí thời gian, sức lực mà còn tác động tiêu cực đến tâm trạng của chúng ta. Trong cuộc sống, càng phàn nàn thì vận may của bạn sẽ càng kém đi.
Tác giả Dư Phàm (Trung Quốc) đã chia sẻ ví dụ về người bạn của mình: “Tôi có một người bạn tên Tiểu Tiểu, mỗi khi cảm thấy không hài lòng trong công việc, cô ấy sẽ phàn nàn với đồng nghiệp, vì sếp quá khắc nghiệt hoặc vì cách đối xử của công ty không tốt.
Đồng nghiệp đều tránh mặt cô, và sếp của cô cũng đề nghị cô từ chức. Cô ấy đã thay đổi công việc hai lần trong một tháng, chẳng có ai muốn nói chuyện với cô ấy cả”.
Nếu thái độ của bạn tốt, tâm trạng và hoàn cảnh cũng sẽ thay đổi. Giải quyết mọi việc bằng thái độ đúng đắn, tích cực sẽ tốt hơn là tiêu cực và làm hại người khác.
Sau tuổi trung niên, ta nên phải học cách ít phàn nàn hơn để điều chỉnh tâm lý của mình. Phàn nàn sẽ không giải quyết được vấn đề mà còn tiêu tốn rất nhiều năng lượng.Thay vào đó, ta có thể tập trung vào những việc quan trọng hơn và tìm kiếm những giải pháp khác.
3. Những thông tin dư thừa
Trong thời kỳ công nghệ hóa, hiện đại hóa, mỗi ngày lên mạng xã hội chúng ta đều nhận được vô vàn những nguồn thông tin khác nhau, bao gồm cả những tin rác và tin thừa. Việc này không giúp não bộ có thêm nhiều kiến thức mà thay vào đó sẽ giảm khả năng tập chung và tiếp thu.
Blogger Classmate đã chia sẻ một trải nghiệm của mình: “Tôi dành quá nhiều thời gian lang thang trên mạng, mặc dù có rất nhiều thông tin, tuy nhiên, khi cần lại không tìm được thứ gì hữu ích.
Tôi đã xem rất nhiều video nhưng hiếm khi hiểu được. Quá nhiều thông tin khiến não tôi không thể tập trung suy nghĩ, năng lượng liên tục bị phân tán, từ đó tác động tiêu cực đến trạng thái tinh thần.”
Khi đến tuổi trung niên, chúng ta nên học cách chọn lọc thông tin tiếp nhận, để tập trung vào hiện tại và giữ đầu óc minh mẫn.
4. Những mối quan hệ không cần thiết
Khi còn trẻ, ta thường có xu hướng kết giao và kết bạn với rất nhiều mối quan hệ, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, khi đến tuổi trung niên, nhưng mối quan hệ này không còn nhiều và cũng không còn cần thiết.
Khi con người có tâm hồn cô đơn, họ có xu hướng mong muốn kết nối, hy vọng có được sự công nhận từ người khác.
Trong cuộc đời, bạn sẽ chỉ gặp mọi người khi cần thiết, chúng ta có đích đến khác nhau và cho dù có thể đồng hành thì cuối cùng vẫn buộc phải rời đi.
Vấn đề không phải là có nhiều hay ít bạn bè, mà là liệu chúng ta có thể dành thời gian chia sẻ cùng nhau hay không?
Chúng ta cần những người bạn thực sự, những người có thể hỗ trợ khi ta lạc lối nhất và bên cạnh ta khi cần. Sau tuổi trung niên, ta phải học cách chọn lọc những mối quan hệ. Thời gian rất quý giá, hãy để nó cho những người hiểu bạn.
Phụ nữ số