5 biểu đồ cho thấy Covid-19 đã khiến ngành du lịch trên toàn cầu chao đảo như thế nào
Từ việc đình chỉ các chuyến bay cho đến đóng cửa biên giới, biện pháp phong toả được áp dụng trên quy mô lớn đã khiến các quốc gia mất tới hàng tỷ USD doanh thu đến từ hoạt động du lịch, các hãng hàng không cạn kiệt tiền mặt và hàng triệu người mất việc làm.
- 06-05-2020Ngành công nghiệp thời trang mới khai sinh từ đại dịch Covid-19: Khẩu trang
- 06-05-2020Hơn 500 trường PTTH ở Hồ Bắc (Trung Quốc) mở cửa trở lại
- 06-05-2020Nghịch cảnh chuỗi cung ứng thịt ở Mỹ: Nhà máy thoát cảnh đóng cửa nhưng công nhân sợ không đi làm vì Covid-19
Từ đầu năm đến nay, đại dịch Covid-19 đã "phá hỏng" kế hoạch du lịch, di chuyển của người dân trên toàn thế giới, khi các lệnh hạn chế và phong toả được áp dụng, gây ảnh hưởng đến mùa du lịch cao điểm.
Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc không cho phép người dân bước ra khỏi biên giới, theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) công bố hồi tuần trước. UNWTO cho biết: "Chưa bao giờ trong lịch sử, hoạt động du lịch quốc gia lại bị hạn chế theo hướng cực đoan đến vậy."
Từ việc đình chỉ các chuyến bay cho đến đóng cửa biên giới, biện pháp phong toả được áp dụng trên quy mô lớn đã khiến các quốc gia mất tới hàng tỷ USD doanh thu đến từ hoạt động du lịch, các hãng hàng không cạn kiệt tiền mặt và hàng triệu người mất việc làm. Do đó, du lịch và lữ hành trở thành một trong những ngành bị tàn phá nặng nề nhất bởi Covid-19.
Dưới đây là 5 biểu đồ cho thấy tác động của đại dịch đối với ngành du lịch:
Các biện pháp hạn chế đi lại
Theo báo cáo của UNWTO, việc hạn chế đi lại được thực hiện trên khắp thế giới đã trở nên nghiêm ngặt hơn khi ngày càng có nhiều ca nhiễm Covid-19. Trong tổng cộng 217 điểm đến, có 4 "kiểu" hạn chế khác nhau:
• 97 điểm đến (tương đương 45%) đóng cửa biên giới hoàn toàn hoặc một phần
• 65 quốc gia và vùng lãnh thổ (30%) đình chỉ hoàn toàn hoặc một số chuyến bay
• 39 địa điểm (18%) đóng cửa biên giới đối với 1 số nhóm địa điểm cụ thể
• 16 quốc gia và vùng lãnh thổ (7%) áp dụng các biện pháp khác nhau yêu cầu khách nước ngoài đến phải cách ly
Cơ quan này cho biết, kể từ ngày 20/4, không có địa điểm nào trong số trên dỡ bỏ các biện pháp hạn chế.
Cắt giảm các chuyến bay thương mại
Một trong những ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế di chuyển là số lượng các chuyến bay thương mại bị cắt giảm. Theo số liệu của Flightradar24, trung bình mỗi ngày, số lượng chuyến bay giảm từ hơn 100.000 hồi tháng 1 và tháng 2 xuống còn khoảng 78.500 trong tháng 3 và 29.400 vào tháng 4.
Tình trạng này đã khiến các hãng hàng không phải cho máy bay ngừng hoạt động hoàn toàn, và gặp nhiều khó khăn về tài chính. Theo đó, một số chính phủ đã đưa ra những gói cứu trợ để giúp các hãng bay vượt qua khủng hoảng:
• Bộ Tài chính Mỹ đã đạt được thoả thuận với các hãng hàng không bao gồm American, Delta và United về gói trợ cấp hàng tỷ USD của chính phủ
• Chính phủ Pháp và Hà Lan cho biết sẽ hỗ trợ tới 11 tỷ euro (12,03 tỷ USD) cho AirFrance-KLM
• Trong khi đó, chính phủ Singapore đang hợp tác với khu vực tư nhân để cung cấp tới 19 tỷ SGD (13,42 tỷ USD) hỗ trợ hãng hàng không lớn nhất nước này – Singapore Airlines
Doanh thu của các hãng bay dự kiến sẽ lao dốc thê thảm
Tuy nhiên, doanh thu hành khách (pasenger revenue) của các hãng hàng không dự kiến vẫn giảm tới 314 tỷ USD trong năm 2020, tương đương mức giảm 55% so với năm 2019, theo IATA.
Hơn nữa, Brendan Sobie – nhà phân tích độc lập tại công ty tư vấn Sobie Aviation, cho biết ngành hàng không sẽ phải mất nhiều năm để hồi phục hoàn toàn. Ông nhận định: "Đà hồi phục sẽ diễn ra rất chậm, và đặc biệt là ngành du lịch quốc tế sẽ mất cả một quãng đường dài."
Doanh số của các khách sạn rớt mạnh
Ngoài các hãng khàng không, ngành kinh doanh khách sạn cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ quy định hạn chế đi lại. Theo số liệu của công ty phân tích theo dõi lĩnh vực khách sạn STR, doanh số khách sạn ở tất cả các khu vực đã giảm trong tháng 3. Trong khi đó, một loạt chuỗi khách sạn lớn cũng tuyên bố sa thải nhân viên và cắt giảm lương, trong đó có Marriott và Hilton.
Các công ty khác trong ngành, chẳng hạn như nền tảng cung cấp dịch vụ trực tuyến Expedia Group, hồi tháng 2 đã thông báo cắt giảm 3.000 việc làm. Trang web đặt phòng khách sạn Booking.com, có hơn 27.000 nhân viên, cho biết hoạt động của họ đang bị "đóng băng".
Hàng triệu người mất việc
Theo Hội đồng Du lịch Thế giới (WTTC), ngành du lịch đóng góp khoảng 10,3% GDP và tạo ra khoảng 1/4 số việc làm mới trên toàn thế giới trong 5 năm qua. Tuy nhiên, việc hoạt động du lịch trên toàn cầu bị dừng đột ngột đã khiến hơn 100 triệu việc làm bị mất trong năm nay. Theo đó, doanh thu của ngành này sẽ giảm tới 2,7 nghìn tỷ USD trong năm 2020.
Gloria Guevara – chủ tịch và giám đốc điều hành của hiệp hội cho biết: "Đây là sự thay đổi đáng kinh ngạc và đáng lo ngại diễn ra chỉ trong thời gian ngắn. Toàn bộ hoạt động du lịch đang bị đại dịch ‘xoá sổ’."
Tham khảo CNBC
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19