MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 năm làm freelancer nhận ra: Tiền kiếm được luôn đi kèm chi phí cơ hội, giữ được "tài sản" này sự nghiệp mới lên như diều gặp gió

01-06-2023 - 00:02 AM | Sống

5 năm làm freelancer nhận ra: Tiền kiếm được luôn đi kèm chi phí cơ hội, giữ được "tài sản" này sự nghiệp mới lên như diều gặp gió

Vào thời điểm kiếm được nhiều tiền nhất, tôi lại chịu áp lực về tinh thần. Deadline dồn dập thậm chí chúng còn xuất hiện trong các giấc mơ. Mọi sở thích và hoạt động vui chơi đều khiến tôi cảm thấy tội lỗi bởi có quá nhiều việc phải làm.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của cây bút Cecilia Meis được đăng tải trên Success.

Năm 2017, tôi bắt đầu trở thành một freelancer. Thực tế, trước đó, tôi đã viết lách tự do từ khi học đại học. Tôi đang học hỏi thêm mỗi ngày từ khách hàng của mình để tích luỹ những bài học quý giá. Tôi biết việc trở thành một freelancer không phải là điều dễ dàng. Song nó giúp tôi có được thứ tài sản quý giá nhất: Sự tự do.

Công việc này cho phép tôi được làm việc bất kỳ khi nào, ở đâu và bao nhiêu tùy ý muốn. Tuy nhiên, điều này đi kèm với những rủi ro. Song tôi hiểu đó là cái giá tôi phải đối diện nếu muốn theo đuổi công việc này.

Dưới đây là những bài học tôi nhận được trong 5 năm đảm nhận công việc freelancer:

1. Sắp xếp thời gian làm việc phù hợp với bản thân

Công việc freelancer cho bạn cơ hội linh hoạt về thời gian. Bạn có thể thức dậy muộn hơn một chút, dành nhiều thời gian hơn cho bữa trưa với bạn thân, tự cho phép mình được ngủ lâu hơn. Với nhiều người, lịch trình này có thể khiến họ cảm thấy lo lắng. Song số khác lại cảm thấy hào hứng.

Thực tế, nỗi lo này không có gì sai. Điều quan trọng là bạn phải kiểm soát được cuộc sống của mình. Bạn không nên làm việc quá nhiều đến nỗi không có thời gian để ăn trưa với bạn bè hoặc nghỉ ngơi. Ngược lại, bạn cũng cần cẩn trọng với lịch trình tự do quá mức.

Xây dựng một thói quen mang lại nhiều lợi ích. Tôi đã thử nhiều lịch trình và đây là cách sắp xếp phù hợp nhất đối với tôi:

Thức dậy sớm vì tôi làm việc hiệu quả hơn vào buổi sáng;

Ăn đúng bữa và sử dụng thời gian đó để nghỉ ngơi;

Tập yoga hoặc đi bộ ngoài trời;

Làm việc trong phần còn lại của ngày;

Đặt thời gian giới hạn để làm việc, trong đó tôi không kiểm tra email hoặc trả lời thông báo...

2. Chủ động điều chỉnh khi cần thiết

Ngày làm việc của tôi có thể miêu tả là: Bắt đầu sớm nhất có thể và kéo dài càng muộn càng tốt. Trong thời gian đó, tôi đã học được rằng bản thân thực sự thích làm việc buổi sáng sớm.

Cơ thể đánh thức tôi dậy vào khoảng 6 giờ sáng. 3 giờ chiều là thời gian bộ não của tôi cho phép bản thân hoàn thành công việc. Nhưng nếu tôi làm việc từ 6 giờ sáng đến 3 giờ chiều, tôi bị đau đầu và căng thẳng. Chưa kể tôi đã bỏ lỡ một số khoảnh khắc trong ngày.

Xây dựng lịch trình một ngày rất quan trọng. Tuy nhiên bạn đừng gò ép đến nỗi quên lắng nghe cơ thể mình. Bây giờ tôi sắp xếp ngày của mình trong quỹ thời gian phù hợp nhất. Điều đó có nghĩa là tôi vẫn dành thời gian để ngủ trưa nhằm tỉnh táo vào buổi chiều.

Tôi phân chia thời gian làm việc bằng những quãng nhỏ. Thực tế, cách sắp xếp này giúp tôi làm việc năng suất hơn lại có thêm thời gian giải lao.

Từ bây giờ, hãy bắt đầu xây dựng lịch trình của mình, nhưng hãy nhớ kiểm tra và điều chỉnh phù hợp với bản thân bạn.

3. Quản lý tài chính nhưng đừng quên tận hưởng cuộc sống

5 năm làm freelancer nhận ra: Tiền kiếm được luôn đi kèm chi phí cơ hội, giữ được "tài sản" này sự nghiệp mới lên như diều gặp gió - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tôi thường viết ra các mục tiêu cần đạt vào đầu năm sau đó theo dõi để có thể hoàn thành. Hiện tại, một trong những mục tiêu lớn nhất của tôi là trả hết nợ vay sinh viên trong vòng 3 năm.

Tôi đã vạch ra hết các mục tiêu như tiền tiết kiệm, tiền hưu trí, các hoá đơn hàng tháng. Dòng tiền đã được sắp xếp sẵn trước khi nó đến tài khoản của tôi. Tôi thích quản lý tiền theo cách này. Bởi nó giúp tôi kiểm soát được tương lai của mình.

Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc tôi luôn phải theo dõi mọi chi phí hàng ngày để xác định khoản nào tiêu tốn nhiều nhất. Đó thực sự là một áp lực.

Điều này khiến tôi quên mất việc tận hưởng cuộc sống. Theo dõi chi tiêu là việc nên làm tuy nhiên hãy đảm bảo cho bản thân có một cuộc sống thú vị. Bạn có thể dành 20 đô la mỗi tháng tùy thuộc vào tình hình tài chính để mua những thứ mình thích. Điểm mấu chốt là bạn cần tận hưởng cuộc sống, cho tiền cho giải trí và các đam mê khác thay vì mãi tiết kiệm.

4. Tiền luôn đi kèm với chi phí cơ hội

Con dao hai lưỡi khi làm việc tự do là luôn có một giao dịch khác được thực hiện. Tôi là một nhà văn. Việc tôi cần làm là có nhiều ý tưởng để gửi đi và nhiều ấn phẩm hay. Tôi biết giai đoạn này đáng giá như thế nào đối với sự nghiệp của bản thân. Nói cách khác, tôi biết bản thân có thể kiếm được bao nhiêu tiền nếu làm việc, thay vì ngủ trưa hoặc chơi bóng chuyền bãi biển với bạn bè (một trong những sở thích yêu thích của tôi).

Một trong những bài học lớn nhất tôi học được là tiền luôn có giá của nó. Năm 2019, tôi đạt được mục tiêu tài chính. Đó là năm tôi kiếm được nhiều tiền nhất. Tôi sống ở Hawaii và cảm giác như mọi giấc mơ đã trở thành sự thật. Tuy nhiên, thời điểm đó, tôi đã phải trải những cảm xúc tiêu cực nhất.

5 năm làm freelancer nhận ra: Tiền kiếm được luôn đi kèm chi phí cơ hội, giữ được "tài sản" này sự nghiệp mới lên như diều gặp gió - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Tôi thường làm việc từ 4 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Deadline dồn dập thậm chí chúng còn xuất hiện trong các giấc mơ. Mọi sở thích và hoạt động vui chơi đều mang lại cảm giác tội lỗi vì tôi luôn có nhiều việc phải làm.

Tôi đã học được rằng mỗi khách hàng mới và mỗi nhiệm vụ mới tìm đến là số dư tài khoản gia tăng. Tuy nhiên chúng cũng đi kèm với các chi phí: chi phí thời gian rảnh; chi phí cho sức khỏe tinh thần và cảm xúc; và chi phí cho sức khỏe thể chất.

Sau khi trải qua thời điểm đó, tôi nhận ra đạt được mục tiêu chính đó không xứng đáng với những thứ bản thân đã phải đánh đổi. Vào năm 2020, tôi đặt ra mục tiêu mới: kiếm đủ tiền để thoải mái, và sau đó dành thời gian để làm bất cứ điều gì mình thích. Tôi đã phải thực hiện một số điều chỉnh trong thói quen chi tiêu của mình để phù hợp với lối sống này.

Kết quả, tôi đã được đi du lịch nhiều hơn, cười nhiều hơn và tạo ra những kỷ niệm ý nghĩa hơn. Đó thực sự là những điều đó vô giá mà ai cũng cần.

5. Bắt đầu với những sở thích mới mang lại lợi ích cho bạn

Tôi đã viết và thực hành một số hình thức phát triển cá nhân trong gần năm năm. Tôi tin vào việc thiết lập mục tiêu, trách nhiệm, động lực, tự chăm sóc, năng suất,... Tôi cũng đã học được rằng chúng ta dễ dàng kết nối sự phát triển cá nhân với một số lợi ích hữu hình.

Nói cách khác, mọi hành động bạn thực hiện trong suốt 1.440 phút trong ngày phải đưa bạn tới mục tiêu nào đó, nếu không nó là vô dụng. Đối với tôi, phải mất một thời gian để nhận ra rằng trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân cũng là để làm những việc bạn thích.

Tất cả những nỗ lực làm việc, quản lý tài chính của bạn đều vì một mục tiêu có cuộc sống tốt hơn, thoải mái hơn. Nhưng bạn đừng lấy đó làm lí do bỏ bê chính mình. Dù thế nào, đến cuối cùng, tài sản thực sự thuộc về bạn chính sức khỏe và cuộc sống của chính bạn mà thôi. Chỉ khi có sức khoẻ, bạn mới có thể tiếp tục chinh phục mọi đỉnh cao.

Đinh Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên