5 nhóm đối tượng tuyệt đối không nên ngâm chân dưỡng sinh, đặc biệt là người bị tiểu đường: Lợi ích chưa thấy nhưng tai họa cận kề, có thể mất mạng như chơi
Ngâm chân không chỉ giúp cơ thể thoải mái mà còn mang lại nhiều công dụng khác, là cách dưỡng sinh “ngon bổ rẻ” của nhiều người. Nhưng không phải ai cũng nên ngâm chân để nâng cao sức khỏe.
- 08-02-20224 thực phẩm không ngọt nhưng khiến đường huyết tăng vùn vụt, ăn ít kẻo dùng nhiều insulin cũng tốn công vô ích
- 05-02-202219 loại thực phẩm tự nhiên được mệnh danh là “ngôi sao phòng ung thư": Hàng ngày chú ý ăn nhiều hơn, bệnh tật sẽ chủ động “tránh xa” bạn
- 01-02-20224 loại thực phẩm tế bào ung thư rất "khiếp sợ", có 1 món rất phổ biến vào ngày Tết: Duy trì ăn nhiều hơn mỗi ngày, khối u ác tính ‘ngoảnh mặt tránh xa'
- 29-01-20224 dấu hiệu báo động viêm gan B đang chuyển biến thành ung thư gan: Có nhiều hơn 1 thì nên cấp tốc đến gặp bác sĩ, kẻo lỡ thời điểm vàng chữa trị
Cô Zhang năm nay 70 tuổi, cô không cẩn thận bị ngã gãy xương lúc đi mua rau. Trong thời gian chữa trị, cô lại mắc phải thuyên tắc phổi. Sau nhiều lần khám chữa, cô Zhang bình phục và xuất viện. Bác sĩ dặn cô về nhà nhớ uống thuốc chống đông máu đúng giờ.
Về nhà, cô Zhang cho rằng mình đã khỏi bệnh nên tự ý dừng uống thuốc, sợ tốn tiền. Nhưng cô cũng lo tuần hoàn máu không tốt nên nghĩ đến ngâm chân để cải thiện tình trạng.
Bỗng một buổi tối, sau khi ngâm chân xong, cô Zhang cảm thấy khó chịu, thở dồn dập. Người nhà vội đưa đến bệnh viện, bác sĩ nói cô lại mắc thuyên tắc phổi, nguyên nhân phát tác chính là do ngâm chân. Cuối cùng, cô Zhang đã không thể qua khỏi.
Đọc đến đây, mọi người sẽ thắc mắc: rõ ràng là ngâm chân dưỡng sinh, tại sao lại mất mạng như vậy?
Tại sao chúng ta cảm thấy thoải mái khi ngâm chân bằng nước ấm?
Ở đùi của chúng ta có rất nhiều mạch máu. Khi ngâm bàn chân vào nước ấm, nhiệt độ cao có thể làm giãn nở động mạch và các mao mạch trên da. Khi lượng máu chứa nhiều chất dinh dưỡng nhiều lên, cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Ngâm chân bằng nước ấm có nhiều lợi ích như:
Ngủ ngon hơn: ngâm chân có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân, tập trung nhiều máu ở đoạn cuối mạch máu. Như vậy, lượng máu ở não bộ sẽ giảm đi ít nhiều, làm chúng ta cảm thấy buồn ngủ hơn.
Giảm đau nhức: ngâm chân nước ấm không chỉ thúc đẩy tuần hoàn máu mà còn giảm căng cơ ở chân, xoa dịu cảm giác đau nhức ở eo, lưng và các khớp xương.
Khai thông kinh lạc: "Kinh mạch thông, bách bệnh tiêu". Nhiều điểm kinh mạch phân bố ở vùng chân, bao gồm thần kinh bàng quang, thần kinh ruột, thần kinh dạ dày, thần kinh thận, thần kinh gan… Ngâm chân có thể kích thích các dây thần kinh này và phát huy tác dụng khai thông kinh mạch.
Ngâm chân không chỉ giúp cơ thể thoải mái mà còn mang lại nhiều công dụng khác, là cách dưỡng sinh "ngon bổ rẻ" của nhiều người. Nhưng không phải ai cũng nên ngâm chân để nâng cao sức khỏe.
5 nhóm người dưới đây ngâm chân nước ấm chẳng khác gì "tự sát dần dần"
1. Người mắc bệnh tiểu đường
Phần da chân của người bệnh tiểu đường khá mềm yếu và phần lớn các đầu mút dây thần kinh đều không thể cảm nhận nhiệt độ bên ngoài một cách bình thường.
Nếu nước ngâm chân quá nóng, họ không thể kịp thời phát hiện, dễ bị bỏng. Một khi chân của người mắc tiểu đường bị bỏng, dù chỉ một chỗ nhỏ, nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến lây lan, lở loét, nặng hơn có thể phải cắt cụt chân.
2. Người giãn tĩnh mạch hoặc tắc động mạch
Người mắc các bệnh này gặp vấn đề máu chảy ngược, đặc biệt là người bị giãn tĩnh mạch, van tĩnh mạch thường không có tác dụng hoàn toàn.
Người mắc bệnh này ngâm chân sẽ khiến lượng máu tăng lên nhưng không thể thay đổi tốc độ máu chảy ngược trong tĩnh mạch, dễ tăng thêm áp lực lên thành mạch máu, làm bệnh tình nặng thêm.
3. Người mắc bệnh nấm da
Bệnh nấm da thường do bị lây nhiễm các loại nấm. Ngâm chân bằng nước ấm không thể giết chết vi khuẩn, ngược lại còn làm chỗ mắc bệnh thêm ngứa ngáy. Đặc biệt người có vết thương ở chân, ngâm chân nước ấm có thể gây ra lây nhiễm vi khuẩn thứ cấp.
4. Trẻ em
Cơ thể trẻ em ở thời kỳ phát triển nhanh chóng, bao gồm cả lòng bàn chân. Ngâm chân nước ấm dễ làm các dây chằng ở chân trở nên lỏng lẻo, ảnh hưởng sự duy trì và phát triển của lòng bàn chân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh chân bẹt.
5. Người mắc bệnh tim mạch
Chức năng tim mạch của người bệnh vốn đã yếu ớt, khả năng cung cấp máu kém. Ngâm chân làm giãn nở mao mạch, làm máu càng chảy xuống phần chân, làm các cơ quan quan trọng như tim, não thiếu máu và oxy, dẫn đến tức ngực, thở ngắn, chóng mặt,…
Ngoài ra, mù quáng ngâm chân còn gia tăng nguy cơ ngất xỉu và đột quỵ.
Như vậy, không phải ai cũng nên ngâm chân dưỡng sinh. Trước khi ngâm chân, mọi người nên tìm hiểu rõ để tránh hại sức khỏe, được một mất mười.
Vậy ngâm chân như thế nào cho đúng cách?
Ngâm chân tưởng như một việc đơn giản nhưng thực tế cần chú ý nhiều điều. Nếu ngâm sai cách dễ ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
1. Chọn đúng chậu ngâm chân
Chúng ta nên ưu tiên dùng chậu gỗ hoặc gốm để ngâm chân. Đặc biệt là khi ngâm chân với thuốc thảo dược, chúng ta không nên dùng chậu kim loại như chậu đồng, để tránh xảy ra các phản ứng hóa học giữa kim loại và thảo dược, sinh ra các chất độc hại.
2. Lượng nước vừa đủ
Lượng nước ngâm chân nên cao đến giữa cẳng chân để có được hiệu quả dưỡng sinh tốt nhất.
3. Nhiệt độ nước vừa phải
Nhiệt độ cơ thể người trong khoảng 36-37 độ C. Nếu muốn ngâm chân có hiệu quả, nhiệt độ nước phải cao hơn nhiệt độ cơ thể, tốt nhất nên ngâm với nước 40-45 độ C.
4. Không nên ngâm quá lâu
Thời lượng ngâm chân tốt nhất là 15-20 phút, lâu nhất cố gắng không quá 30 phút.
Khi ngâm chân, nhịp tim và tuần hoàn máu sẽ tăng nhanh. Ngâm chân quá lâu làm tăng thêm gánh nặng cho tim mạch, làm cơ thể khó chịu. Mát-xa 3-5 phút sau khi ngâm chân tốt cho lưu thông máu, thúc đẩy tuần hoàn trao đổi, giúp giấc ngủ đêm sâu và ổn định hơn.
Tóm lại, ngâm chân có nhiều lợi ích nhưng vẫn nguy hiểm đối với một vài nhóm người nhất định. Đồng thời, chúng ta nên kiểm soát tốt nhiệt độ nước, lượng nước và thời gian ngâm chân để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Theo Abuolowang