5 thói quen giúp "quét sạch rác đường thở": Thực hiện đều đặn để thông phổi, tẩy sạch đường hô hấp, người sống ở thành phố càng nên chú ý
Ngày nay, những nguyên nhân như ô nhiễm không khí, thuốc lá, khói dầu, nước thải nhà máy… đã khiến cho nhiều người sống ở thành phố lớn hay các thị trấn lớn thường gặp các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là lá phổi. Chính vì thế, điều đầu tiên để bảo vệ sức khỏe chính là con người cần phải nuôi dưỡng một lá phổi khỏe mạnh.
- 20-01-20228 thói quen đang "giết chết" cơ chế tự chữa lành cơ thể, thay đổi càng sớm, hệ miễn dịch càng biết ơn, đón Tết "khỏe như vâm"
- 20-01-20224 thói quen khiến gan "nát như đậu phụ", điều số 4 rất nhiều người khó thay đổi nên cứ 10 người thì có đến 3, 4 người bị gan nhiễm mỡ
- 19-01-20224 loại thực phẩm là thủ phạm "bào mòn" gan, "phá nát" thận rất nhanh: Có lẽ ai cũng từng ăn một lần vì tiếc rẻ, ung thư cũng từ đây mà ra
- 19-01-20225 loại thói quen khiến đường huyết “vượt rào”, giảm thọ cho gan, phá nát thận: Thức khuya cũng xếp sau những loại này
Bụi bẩn là những hạt nhỏ li ti có thể bị giữ lại và xâm nhập vào phổi làm cho cơ thể con người bị ảnh hưởng xấu, gây nên những căn bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính...
Điều đáng nói, tình trạng tiếp xúc với không khí ô nhiễm dẫn đến rất nhiều ca tử vong trên toàn thế giới vào mỗi năm. Vì thế, hãy đọc bài viết sau đây để thêm cho mình những phương pháp giúp làm sạch và tăng sức đề kháng cho phổi.
1. Phổi ưa "ẩm", kỵ "khô"
Theo Y học cổ truyền, khí hậu lạnh hoặc hanh khô có thể làm khô màng nhầy trong đường hô hấp, đây chính là nguy cơ dễ làm tổn thương phổi nhất. Do đó, chúng ta phải chú ý đến việc dưỡng ẩm, phải cung cấp đủ nước cho phổi.
Nước có thể làm tăng thêm hơi ấm và độ ẩm giúp cải thiện đường thở và làm lỏng chất nhầy bên trong đường thở, phổi. Đó là lý do chúng ta nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo phổi và đường hô hấp được cấp ẩm đủ.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia, những người ăn nhiều táo nhất có nguy cơ mắc bệnh ho có đờm mãn tính thấp hơn 33% so với những người ăn ít táo. Bởi vì chất pectin và chất chống oxy hóa trong vỏ táo có thể làm giảm tình trạng viêm ở phổi. Vậy không lý do gì mà không thêm táo và cà rốt vào khẩu phần ăn của chính mình đúng không nào?
2. Kiểm soát cơn ho để "quét" sạch phổi
Được biết ho là một phương pháp tự nhiên giúp cơ thể thải độc tố trong hệ hô hấp. Thế nên cách kiểm soát cơn ho này sẽ giúp giảm chất nhầy (đờm) dư thừa ở trong phổi và đẩy qua đường thở ra bên ngoài.
Vào mỗi buổi sáng, buổi trưa hoặc trước khi đi ngủ, bạn hãy thực hiện bài tập nhỏ sau đây để giúp phổi tăng sức đề kháng hơn. Hãy thư giãn, thả lỏng toàn bộ cơ thể rồi hít thở thật sâu, đồng thời từ từ giơ hai tay lên, sau đó chủ động ho để các loại khí, đờm được thải ra ngoài.
Cuối cùng hãy hít thở bình thường sau mỗi lần tập. Chú ý thực hiện bài tập này hàng ngày sẽ giúp phổi của bạn sạch sẽ.
3. Những người trên 40 tuổi nên kiểm tra phổi định kỳ
Sau 40 tuổi, chức năng phổi bắt đầu suy giảm, nhưng sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, con người cần phải đi kiểm tra định kỳ, đặc biệt là những người hút thuốc lá lâu năm, bị bệnh ho có đờm mãn tính, khó thở, người làm việc trong môi trường khói bụi và bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên tập thể dục bởi thói quen tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần, từ đó làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh liên quan đến sức khỏe. Hơn nữa, việc tập các bài tập nhẹ nhàng cũng có khả năng cai thuốc lá và cải thiện khả năng miễn dịch của phổi.
4. Vệ sinh mũi, miệng hàng ngày sạch sẽ
Nguồn: Internet
Trong những ngày sương mù dày đặc, độ ẩm cao, nhiều khói bụi, chúng ta không nên tập những bài tập mạnh như chạy đường dài, bóng đá. Bởi vì càng tập luyện nhiều sẽ càng dễ làm tăng dung tích phổi và hít nhiều chất ô nhiễm bên ngoài hơn.
Nếu bạn ở ngoài trời lâu trong ngày thời tiết khí hậu xấu, tốt nhất nên đeo khẩu trang để bảo vệ phổi. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ rửa mặt, rửa tay và súc miệng khi trở về nhà. Cách tốt nhất là làm sạch khoang mũi bằng tăm bông nhúng vào nước lọc hoặc nước muối sinh lý.
5. Đừng đóng cửa sổ quá chặt
Ngôi nhà thường sẽ sinh ra các loại khí ô nhiễm từ khói bếp, các đồ phụ gia, đồ đạc cũ,… Nếu không có hệ thống thông gió thì không khí trong nhà của bạn sẽ bị nhiễm bẩn và gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên mở cửa sổ trong thời gian ngắn vào buổi trưa khi ánh nắng chiếu vào để giúp căn phòng thông thoáng hơn. Đối với việc sử dụng máy lọc không khí, 80% máy lọc không khí trên thị trường chủ yếu tập trung lọc sạch các hạt mịn trong không khí, có tác dụng hấp phụ tốt PM2.5, tuy nhiên bạn cần chú ý thay lõi lọc thường xuyên khi sử dụng.
Theo Aboluowang
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: THỞ THẬT THẢNH THƠI
Xem tất cả >>- Ngón tay có 3 dấu hiệu này là "tiên tri sớm" của bệnh phổi, đi chụp CT ngay nếu không muốn tương lai phải thở máy
- 3 loại thực phẩm “trắng” làm sạch và giữ ẩm phổi hàng đầu, ăn càng nhiều càng tăng cường chức năng
- "1 chậm, 2 lồi, 3 thêm" trên cơ thể cảnh báo ung thư phổi: Tưởng bệnh vặt, không thăm khám sớm có thể làm bạn với máy thở cả đời
- 5 thực phẩm màu trắng nên ăn nhiều trong những ngày dịch bệnh để bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng
- 4 thứ quen thuộc trong sinh hoạt khiến gia đình 3 người lần lượt mắc ung thư phổi: Điều thứ 2 nhiều nhà khó tránh!