5 thực phẩm là KHẮC TINH đường huyết, lại còn giảm cân, giảm cholesterol và đẹp da trông thấy mà nhà nào cũng muốn có
Tạp chí sức khoẻ Men’s Health đã công bố những thực phẩm được coi là “khắc tinh” của đường huyết, có thể kiểm soát lượng đường trong máu hữu hiệu, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt với bệnh tiểu đường.
- 21-02-2022Đầu tư bao nhiêu mỗi tháng ở tuổi 20 để trở thành triệu phú: Lời khuyên của chuyên gia khác hẳn những gì bạn nghĩ
- 21-02-2022Học được 3 điều này từ một huyền thoại đã giúp Warren Buffett trở thành "thần đầu tư": Nếu biết sớm, bạn cũng có thể giàu có hơn
- 18-02-2022Một loại thực phẩm đỏ như máu là KHẮC TINH của tiểu đường, thải độc cả người, là bí quyết chống lão hóa cực mạnh
Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường, là bệnh lý luôn biểu hiện bằng lượng đường trong máu tăng cao, gây nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan. Bệnh này có thể gây ra rất nhiều biến chứng có thể ảnh hưởng lớn tới cuộc sống như là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương…
Trong thời gian gần đây tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Theo thống kê vào năm 2010 có khoảng 285 triệu người mắc bệnh. Dự đoán con số này sẽ tăng gấp 1,5 lần khi tới năm 2030.
Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường, sở hữu một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và lối sống lành mạnh là những nhân tố không thể bỏ qua.
Trong đó, chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng được bổ sung 5 loại thực phẩm là khắc tinh của đường huyết sau đây sẽ giúp bạn tăng cường khả năng chống lại căn bệnh này.
5 thực phẩm khắc tinh của đường huyết
Socola đen
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn 20g socola đen hàng ngày làm từ bột ca cao nguyên chất, không ngọt với những người mắc tiểu đường loại 2 sẽ giúp tăng cường độ nhạy cảm với insulin. Điều này góp phần kiểm soát glucose trong máu, đồng thời còn giúp trì hoãn tiền tiểu đường phát triển thành tiểu đường loại 2.
Ngoài ra, khi được sử dụng hợp lý, socola đen cũng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, giảm huyết áp, cải thiện chức năng của huyết quản.
Táo
Không phải tự nhiên mà táo được gọi là “trái cây của bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân tim mạch”. Thành phần pectin trong táo khóa hoạt tính của cholesterol. Chất béo không có cholesterol để nhũ hóa nên không ngấm được vào mạch máu. Do đó, cả 2 đều bị thải ra đường đại tiện.
Tỷ lệ tử vong do mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch ở nam giới thường xuyên ăn táo hoặc các thực phẩm khác có chứa nhiều quercetin thấp hơn 20% so với những người mắc bệnh nhưng ít hoặc không thường xuyên ăn táo. Đây là kết quả từ nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan.
Cam, quýt
Các loại trái cây thuộc họ cam quýt rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Nhóm thực phẩm này không chỉ giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa mà lại có hàm lượng đường thấp. Do đó, đây là nguồn bổ sung dưỡng chất quan trọng, tốt cho sức khỏe mà không làm tăng đường huyết.
Tuy nhiên, trái cây khi được đóng hộp, pha chế thành si-rô, nước ép thì có hàm lượng đường rất cao, người bệnh tiểu đường thì cần phải tránh xa.
Thực phẩm nhiều chất xơ
Nghiên cứu của trường đại học thuộc bang Texas (Mỹ) cho thấy: Lượng đường trong máu sẽ giảm rõ rệt nếu thường xuyên nạp khoảng 24-50g chất xơ/ngày.
Do đó, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ được biết là “khắc tinh” của đường huyết như rau xanh, các loại họ đậu, quả mọng, quả bơ, atiso, bông cải xanh, cháo bột yến mạch… Đặc biệt, các loại họ đậu thường nhiều chất xơ và protein mà chứa hàm lượng chất béo thấp, ít calo nên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim đáng kể.
Sử dụng nhiều chất xơ giúp kiểm soát đường huyết sau bữa ăn hiệu quả. Ảnh: Internet
Trà xanh
Hoạt động chống oxy hóa của polyphenol và polysaccharid trong trà xanh góp phần làm giảm mức đường huyết và mức insulin lúc đói. Đây là hai thông số cơ bản được sử dụng để đo sức khỏe bệnh nhân tiểu đường.
Bên cạnh đó, chất flavnoids có hàm lượng lớn trong trà xanh có tác dụng hữu hiệu trong việc tiêu viêm, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Do đó góp phần làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường và bệnh tim.
Nhìn chung, chế độ ăn hợp lý dành cho người tiểu đường nên tăng cường các loại rau, giảm chất kích thích như cà phê, rượu, bia... Đặc biệt, có thể sử dụng giấm trước bữa ăn chính vì axit axetic trong giấm có thể khử một số enzym tiêu hóa tinh bột, làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate. Điều này giúp những người bị đái tháo đường type 2 và những người bị tiền đái tháo đường sẽ có mức đường huyết thấp hơn sau bữa ăn, theo nghiên cứu của Đại học bang Arizona, Mỹ
Kết hợp với một lối sống khoa học
Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm là khắc tinh của bệnh tiểu đường, mọi người nên duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học.
Tránh béo phì: Nên có chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng, kiểm soát lượng tiêu thụ calo mỗi ngày để giảm nguy cơ bị tiểu đường.
Đi bộ, tập thể dục: Vận động giúp cơ thể sử dụng hormone insulin hiệu quả, quá trình vận chuyển đường máu vào tế bào cũng hiệu quả hơn, đảm bảo cung cấp năng lượng và dinh dưỡng kịp thời.
Ngủ ngon, nghỉ ngơi đầy đủ: Đại học Yale, Mỹ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, những ai ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp hai lần bình thường. Nguyên nhân là do hệ thống thần kinh bị rối loạn khi mất ngủ sẽ tác động không tốt tới hormone kiểm soát lượng đường huyết.
Ngủ ngon và đầy đủ cũng là một biện pháp làm giảm nguy cơ bị tiểu đường. Ảnh: Internet
Tránh căng thẳng: Khi bị stress, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng đột ngột. Nguyên nhân là do áp lực khiến tim đập nhanh hơn, nhịp thở tăng, dạ dày thắt lại, đặc biệt nếu tế bào ở dạng đề kháng insulin, đường sẽ bị dồn ứ trong máu nên lúc nào cũng ở mức cao.
Theo People
Trí Thức Trẻ
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều
- 4 loại thực phẩm tiểu đường rất 'thích', ai luôn để sẵn trong bếp thì hãy dè chừng
- Cô gái trẻ nhập viện vì biến chứng tiểu đường: Nguy cơ đến từ một món ăn không có vị ngọt
- Nghiên cứu Havard: "Quá liều" món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường