5 triệu chứng cảnh báo hệ miễn dịch của bạn đang có vấn đề, cái nào cũng dễ bị bỏ qua
Khả năng miễn dịch chính là bác sĩ giỏi nhất cho cơ thể mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nếu cơ thể gặp phải 5 triệu chứng này thì bạn nên chú ý tới hệ miễn dịch của mình càng sớm càng tốt.
- 09-06-20234 loại thực phẩm tuyệt vời nâng cao hệ miễn dịch, phục hồi cơ thể nhanh chóng, tránh ốm vặt vào hè
- 08-05-20236 loại thực phẩm là “thuốc bổ tự nhiên” cho hệ miễn dịch, chăm ăn để tránh xa bệnh tật
- 10-03-2023Trời chuyển mùa dễ ốm vặt: Chăm bổ sung 4 món sau, hệ miễn dịch khỏe, không lo nhiễm bệnh
Hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng khi cơ thể con người bị tấn công bởi các chất lạ như vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác cũng như một số chất ô nhiễm. Nó luôn có thể theo dõi xem có "kẻ gian" (chẳng hạn như tế bào khối u) trong cơ thể con người hay không, đồng thời, nó có thể phát hiện các tế bào chết hoặc lão hóa để dọn dẹp và chuyển hóa kịp thời các tế bào này nhằm duy trì sự cân bằng sinh lý.
Cho dù đó là cảm lạnh, sốt hay khối u, ngay cả sự cân bằng sinh lý hàng ngày cũng không thể tách rời hệ thống miễn dịch.
Khi có những triệu chứng sau đây, bạn cần chú ý đến các vấn đề mà khả năng miễn dịch của bản thân đang gặp phải, điều này không chỉ khiến bạn dễ mắc bệnh về lâu dài mà còn có thể làm nặng thêm một số bệnh sẵn có.
1. Vết thương chậm lành và dễ bị viêm nhiễm
Sau khi vô tình bị trầy xước, hệ thống miễn dịch của một người bình thường sẽ phản ứng nhanh chóng để thúc đẩy quá trình đông máu, các tế bào bạch cầu sẽ tập hợp lại để chống lại vi trùng bên ngoài cơ thể và tránh viêm nhiễm.
Tuy nhiên, đối với những người có khả năng miễn dịch kém, vết thương có thể lành chậm, không hình thành vảy trong hai hoặc ba ngày và cũng có thể bị viêm, loét...
2. Dễ đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân
So với những người bình thường, người dễ đổ mồ hôi bất kể thời tiết nào có thể có khả năng miễn dịch yếu hơn. Hơn nữa, những người như vậy cũng có thể dễ bị đổ mồ hôi khi ngủ và họ luôn khó ngủ.
Việc đổ mồ hôi không thể giải thích được này chủ yếu liên quan đến khả năng miễn dịch kém.
3. Dễ bị tiêu chảy và khó chịu ở đường tiêu hóa
Niêm mạc đường tiêu hóa của con người cũng là tuyến phòng thủ của hệ thống miễn dịch. Khi khả năng miễn dịch tương đối yếu, rất có thể vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể con người.
Ví dụ, nếu bạn đi ăn ngoài, đồ ăn có thể không hợp vệ sinh, có người ăn xong vẫn khỏe mạnh, không sao cả, nhưng có người lại bị nôn mửa và tiêu chảy, điều này cũng cho thấy khả năng miễn dịch của họ yếu hơn.
4. Bệnh thường xuyên, tái phát
Thỉnh thoảng bị cảm lạnh, sốt, khó chịu ở cổ họng và có thể không hồi phục trong một thời gian dài sau khi bị bệnh cũng cho thấy khả năng miễn dịch của bạn có thể tương đối kém.
5. Bơ phờ và luôn cảm thấy mệt mỏi
Hệ thống miễn dịch của con người kém phát triển cũng có thể gây ra mệt mỏi mãn tính.
Một số người dễ cảm thấy yếu sức, mệt mỏi và mất năng lượng sau khi vận động một chút. Đây cũng là dấu hiệu của khả năng miễn dịch yếu.
7 việc cần làm để tăng cường hệ miễn dịch
1. Ăn uống đầy đủ và không ăn quá nhiều
Muốn làm việc tốt thì trước tiên phải ăn đủ. Không còn nghi ngờ gì nữa, những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh cần được hỗ trợ dinh dưỡng tốt và hợp lý. Dinh dưỡng của cơ thể có tốt hay không có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống miễn dịch bằng cách ảnh hưởng đến kích thước của các cơ quan, hormone, nồng độ cytokine cũng như số lượng và chức năng của các tế bào miễn dịch.
Các nhà khoa học từ lâu đã nhận ra rằng những người ăn không đủ dinh dưỡng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn do nó có liên quan đến ức chế miễn dịch, dễ gặp phải sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh.
Tuy nhiên, dinh dưỡng quá mức cũng có hại cho hệ thống miễn dịch và có thể làm tăng nguy cơ viêm mãn tính và các bệnh tim mạch khác nhau.
Cơ cấu chế độ ăn uống hợp lý bao gồm: ăn nhiều rau và trái cây, giàu protein chất lượng cao và ăn ít axit béo bão hòa.
2. Tập thể dục thường xuyên nhưng đừng tập quá sức
Tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào và thúc đẩy tuần hoàn của các tế bào miễn dịch; luyện tập thể dục thường xuyên có thể điều chỉnh tình trạng chống viêm và chống oxy hóa thông qua các cơ chế khác nhau, từ đó giúp cải thiện chức năng tim mạch và mạch máu não, hạ huyết áp, giảm độ nhớt của máu và ngăn ngừa bệnh tật.
Nhưng việc tập luyện phải được thực hiện ở mức độ vừa phải. Tần suất tập thể dục đối với hầu hết người lớn là 3-5 ngày một tuần và thời lượng của mỗi bài tập là 20-60 phút. Trong quá trình tập luyện, bạn nên lắng nghe cơ thể mình để tập luyện sao cho phù hợp.
3. Bỏ hút thuốc và uống rượu là rất quan trọng
Chỉ với một điếu thuốc, ngoài nicotine, cơ thể bạn sẽ phải "hứng chịu" một lượng lớn carbon monoxide do đốt cháy không hoàn toàn, hydrocarbon thơm, benzen, propylene và ít nhất 69 chất gây ung thư khác.
Trong khi đó, rượu khi vào cơ thể con người sẽ gây hại cho tất cả các cơ quan trên con đường nó đi, đặc biệt là gan, cơ quan có chức năng chuyển hóa, giải độc trong cơ thể, chịu tổn thất nặng nề nhất.
4. Ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày
Trong quá trình ngủ, cơ thể sẽ từ từ giúp chúng ta dọn dẹp các chất thải sau quá trình trao đổi chất trong ngày, để chúng ta thức dậy tràn đầy năng lượng.
Tất nhiên, ngoài việc loại bỏ mệt mỏi, giấc ngủ còn liên quan mật thiết đến việc cải thiện khả năng miễn dịch và tăng cường khả năng chống lại bệnh tật.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ lâu dài và chất lượng giấc ngủ kém có thể phá vỡ cân bằng nội môi miễn dịch và do đó có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh phổ biến (như bệnh tim mạch và mạch máu não, chuyển hóa, tự miễn dịch và thoái hóa thần kinh).
Vì vậy, giấc ngủ ngon là rất quan trọng, mọi người nên xây dựng đồng hồ sinh học của riêng mình và ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng.
5. Hãy tử tế với bản thân và duy trì sức khỏe từ bên trong
Mặc dù chức năng hệ thống miễn dịch trước đây được cho là chủ yếu được điều chỉnh bởi sự tiếp xúc với mầm bệnh, chấn thương cơ thể và các quá trình sinh lý bên trong, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động của hệ thống miễn dịch cũng liên quan đến các yếu tố tâm lý xã hội, chẳng hạn như căng thẳng trong cuộc sống và cảm xúc tiêu cực.
Căng thẳng mãn tính đã được cho là có tác dụng ngăn chặn khả năng miễn dịch tế bào và thể dịch, đồng thời làm tăng tình trạng viêm không đặc hiệu. Do đó, giữ tinh thần luôn thư giãn, ít căng thẳng là một cách đơn giản để giữ hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Nguồn và ảnh: QQ, Healthline
Trí thức trẻ