4 loại thực phẩm tuyệt vời nâng cao hệ miễn dịch, phục hồi cơ thể nhanh chóng, tránh ốm vặt vào hè
Khả năng miễn dịch càng cao càng chứng tỏ virus gây bệnh càng khó có khả năng gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng thực phẩm sao cho đúng để nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân.
- 08-05-20236 loại thực phẩm là “thuốc bổ tự nhiên” cho hệ miễn dịch, chăm ăn để tránh xa bệnh tật
- 10-03-2023Trời chuyển mùa dễ ốm vặt: Chăm bổ sung 4 món sau, hệ miễn dịch khỏe, không lo nhiễm bệnh
- 20-06-20223 loại thuốc sẽ âm thầm "phá hủy" hệ miễn dịch của bạn nếu lạm dụng: Không muốn "ốm đau triền miên" thì phải thay đổi ngay
Nhiều người trẻ do chủ quan chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý dẫn đến sức đề kháng trong cơ thể suy giảm, thường xuyên mắc nhiều bệnh vặt. Đặc biệt trong mùa hè, vi khuẩn sinh sôi, nhiều người có thói quen không tốt như trực tiếp uống nước lạnh sau khi đi nắng về, dùng điều hoà nhiệt độ quá thấp... cũng khiến hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ mắc bệnh.
Thực phẩm giàu protein chất lượng cao.
Albumin, hemoglobin... trong cơ thể chúng ta được tổng hợp bởi protein. Đặc biệt, kháng thể (immunoglobulin) là một protein lớn đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch bởi nó được hệ thống miễn dịch sử dụng để xác định và vô hiệu hóa các vật thể lạ xâm nhập cơ thể như vi khuẩn và virus gây bệnh. Do đó, nếu lượng protein không đủ rất dễ dẫn đến suy giảm miễn dịch.
Protein chất lượng cao (protein hoàn thiện) là loại protein chứa 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản sinh. Các axit amin này giúp xây dựng protein và chất dẫn truyền thần kinh để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, protein chất lượng cao cũng dễ dàng được cơ thể hấp thụ hơn.
Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến nghị, với người trưởng thành bình thường mỗi ngày cần cung cấp khoảng 1 gram/kg trọng lượng cơ thể. Tức những người có cân nặng là 60kg sẽ cần cung cấp khoảng 60 gram protein mỗi ngày.
Đối với những vận động viên thể hình, phụ nữ mang thai và những bà mẹ đang cho con bú thì cần dung nạp protein nhiều hơn (khoảng 71 gram protein). Sau khi ốm, cơ thể cần cung cấp lượng protein lớn hơn để tăng cường sức đề kháng.
Một số thực phẩm giàu protein chất lượng cao có thể kể đến như trứng, thịt, sữa, các sản phẩm từ đậu nành... Cứ 50 gram trứng có thể cung cấp khoảng 6 gram protein, 500ml sữa có thể cung cấp 15 gram protein, 50 gram các sản phẩm đậu nành có thể cung cấp 17,5 gram protein.
Cung cấp đủ nước
Tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần nước để duy trì sự sống, các tế bào miễn dịch cũng vậy. Thiếu nước sẽ làm giảm khả năng chiến đấu chống lại các vi khuẩn gây bệnh, từ đó giảm khả năng miễn dịch.
Đối với người trưởng thành, miễn là chức năng hoạt động thận bình thường, mỗi ngày nên cung cấp khoảng 1,5 - 2 lít nước thông qua ăn uống.
Nếu như cơ thể đang mệt mỏi, có dấu hiệu sốt nên cung cấp nhiều nước hơn. Bởi khi đó, nhiệt độ cơ thể tăng cao dẫn đến mất nước. Không bổ sung kịp thời sẽ khiến hệ miễn dịch càng suy giảm.
Không ít người cho rằng, khi ốm nên uống nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn, giúp cơ thể nhanh khoẻ. Trên thực tế, uống nước quá nóng không hề tốt với sức khỏe mà còn dễ dẫn đến tổn thương niêm mạc thực quản. Thường xuyên uống nước nóng trên 65 độ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Cho nên, chúng ta nên uống nước ấm vừa phải. Khi ốm uống nhiều nước hơn không phải để tiêu diệt vi khuẩn mà để thông qua đó nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin tham gia vào các phản ứng hoá sinh và điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu lượng vitamin cung cấp không đủ sẽ khiến cơ thể mất cân bằng, giảm khả năng miễn dịch và dẫn đến suy dinh dưỡng cùng nhiều bệnh lý khác nhau.
Đến thời điểm hiện tại, con người đã tìm thấy hàng chục loại vitamin khác nhau từ cả động và thực vật. Vitamin từ động vật thường là vitamin các nhóm A D E K (thịt, cá, các loài hải sản, trứng...). Một số vitamin tan trong nước từ thực phẩm thực vật phổ biến có thể kể đến là vitamin C và B (cam, ổi, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh...)
Nếu bạn chỉ thường xuyên ăn một loại thực phẩm như chỉ thích ăn thịt cá, hiếm khi ăn rau hoặc ngược lại, rất có thể dẫn đến việc mất cân bằng dinh dưỡng và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Khi ốm, nhu cầu được cung cấp các loại vitamin khác nhau của cơ thể cũng sẽ tăng cao. Nếu vì cơ thể cảm thấy mệt mỏi mà không ăn uống đầy đủ càng dễ dẫn đến thiếu hụt vitamin làm khả năng miễn dịch tự nhiên càng suy yếu.
Thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng
Các vi chất dinh dưỡng có hàm lượng rất nhỏ chỉ chiếm từ 0,005% đến 0,01% trong cơ thể như sắt, đồng, mangan, kẽm, coban, molybdenum, crom, niken, cymbal, selenium, iốt, silicon,... nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng.
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ quan miễn dịch của cơ thể hoạt động yếu đi, tế bào miễn dịch suy giảm dẫn đến tổn hại về sức khoẻ. Ví dụ như thiếu máu do thiếu sắt không chỉ khiến bệnh nhân chóng mặt, sắc mặt nhợt nhạt, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch, cơ thể suy nhược.
Các loại thực phẩm khác nhau cũng chứa vi chất dinh dưỡng khác nhau. Chẳng hạn như gan của động vật giàu sắt. Các loài cá biển nước sâu chứa nhiều kẽm. Các loại hạt ngũ cốc chứa nhiều selenium và hải sản rất giàu iốt.
Hiện nay có không ít các loại thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung các vi chất dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể. Mặc dù vậy, việc bổ sung, cung cấp đầy đủ thông qua thực phẩm tự nhiên hằng ngày vẫn là cách tốt nhất.
Khi sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng nếu không có sự hướng dẫn của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng rất dễ dẫn đến việc dư thừa, không những không thể nâng cao sức đề kháng mà còn gây hại cho cơ thể.
Nguồn và ảnh: aboluowang, pinterest
Trí thức trẻ