6 sai lầm trong ăn uống nhiều gia đình mắc phải, ba mẹ cần tránh giúp con cao lớn, thông minh
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Để con luôn khỏe mạnh, mẹ cần tránh một số sai lầm sau.
- 19-05-20233 sai lầm trong ăn uống kích thích tế bào ung thư 'trỗi dậy'
- 30-12-2021Bật mí thực đơn trường thọ của tiến sĩ Y khoa 85 tuổi, nhiều người ngã ngửa vì những thói quen sai lầm trong ăn uống!
- 29-10-2019PGS Nội tiết chỉ ra sai lầm trong ăn uống của người Việt là gốc rễ của tất cả bệnh tật
Một chế độ ăn khoa học rất cần thiết đối với trẻ nhỏ. Đây là yếu tố quan trọng giúp bé có hệ miễn dịch vững vàng. Khi bổ sung dinh dưỡng cho con, phụ huynh cần chú ý đến thành phần đạm và các vi chất. Trong đó, kẽm và sắt là hai vi chất cực kỳ quan trọng có nhiều trong thịt bò, gà, cá, trứng và hải sản... Ngoài ra bé cũng nên ăn nhiều rau quả để bổ sung vitamin A, vitamin B, vitamin C...
Trong chế độ ăn uống hàng ngày của con, có một số sai lầm phụ huynh dễ mắc phải ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, cân nặng của bé.
1. Cho con ăn quá nhiều thịt cá, bỏ quên rau
Trên thực tế có nhiều đứa trẻ không thích ăn rau xanh, chỉ thích ăn thịt và các món chiên giòn. Việc thiếu hụt rau củ trong chế độ ăn có thể khiến trẻ bị táo bón và nhiều vấn đề khác. Để giải quyết tình trạng này, cha mẹ có thể truyền cảm hứng ăn rau củ cho con mình, cho trẻ tham gia nấu ăn cùng hoặc chế biến thành các món hấp dẫn.
Nên duy trì cho trẻ ngày 3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn phụ. Bữa ăn nên cân đối 4 nhóm dưỡng chất: Bột đường (cơm, cháo, các loại đậu, củ, hạt...); đạm (thịt cá, trứng, hải sản, đậu nành...); chất béo (mỡ, dầu thực vật, bơ...) và vitamin, khoáng chất (các loại rau xanh, trái cây...). Đặc biệt, trong các bữa ăn ngày Tết, nên chú ý bổ sung đủ rau xanh hoặc có thể thay thế bằng quả chín.
2. Ăn cơm chan canh cho bé nuốt chửng
Thói quen chan nước canh ăn với cơm là sai lầm mà nhiều gia đình hay mắc phải. Nguyên nhân là nước canh sẽ làm loãng dịch vị, khiến thức ăn ở trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã vào ruột non, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.
Bên cạnh đó, mặc dù nước canh giúp trẻ dễ nuốt thức ăn hơn nhưng chính điều này khiến cơm và thức ăn trôi vào dạ dày mà chưa được nhai kỹ, tạo sức ép khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Nếu duy trì lâu dài, trẻ sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh đau dạ dày.
Thông qua quá trình nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Ngược lại nếu cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn cơm chan canh, dịch tiêu hóa bị pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, trẻ tuy có cảm giác nhanh no (no ảo) nhưng hàm lượng dinh dưỡng thu được lại rất ít. Nếu kéo dài, thói quen này dễ tạo thành phản xạ lười nhai, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ hàm ở trẻ nhỏ.
Sau một thời gian dài, sự thèm ăn của trẻ bắt đầu giảm. Dù mỗi bữa trẻ đã ăn một bát lớn nhưng lượng cơm không nhiều là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
3. Ăn nước hầm xương liên miên
Nước hầm xương có vị ngọt thơm tạo cảm giác ngon miệng, nhiều bà mẹ cho rằng bao nhiêu tinh túy bổ dưỡng nằm ở đó nên cho trẻ ăn thường xuyên.
Tuy nhiên, nước hầm xương hầu như không có các chất dinh dưỡng như đạm, canxi mà thành phần nhiều nhất trong nước hầm là mỡ động vật. Trong xương có canxi nhưng là canxi vô cơ, cơ thể trẻ không hấp thu được và cho dù hầm kỹ đến đâu cũng không theo ra nước hầm được, đạm cũng không tan trong nước nên không có trong nước hầm.
Muốn dùng nước hầm xương cho bé, cần đảm bảo con được ăn thêm cả phần thịt. Ngoài ra mẹ nên bổ sung cá, tôm, rau xanh, hoa quả và các loại thịt khác cho trẻ... để con đủ chất. Lớp chất béo trong nước hầm xương không thực sự tốt cho tiêu hóa của trẻ. Vì vậy mẹ nên loại bỏ phần này ra khỏi nước hầm xương của bé. Mẹ làm bằng cách hớt bỏ phần váng mỡ nổi lên trong quá trình hầm xương; hoặc sau khi hầm xong, chị em cho nước hầm vào tủ lạnh vài tiếng để lớp mỡ nổi và đóng cục lên bề mặt, sau đó hớt bỏ nó.
1 tuần chỉ nên dùng cho bé 1-2 lần nước hầm xương, và nên thay đổi các loại như xương hom, xương sườn heo, xương gà,… chứ không nhất thiết là xương ống. Việc dùng nước hầm xương nấu cháo cho bé là không thực sự cần thiết. Các thực phẩm tự nhiên như rau củ, trái cây, thịt, cá… tự nó đã có độ ngọt và hương vị riêng. Mẹ hãy để bé trải nghiệm và thích thú với chúng. Mẹ có thể xay nhuyễn, băm nhỏ, cắt miếng các loại thực phẩm để cho bé ăn dặm thay vì để trẻ chỉ ăn nước không.
4. Kết hợp đậu, khoai lang, rau bina và các thực phẩm nhiều canxi hoặc sữa
Nhóm thực phẩm này có vẻ lành tính và được khuyến khích nên dùng vì hàm lượng dinh dưỡng cũng như canxi cao. Tuy nhiên kết hợp chúng hoặc dùng chúng trong khoảng thời gian gần nhau cũng mang lại kết quả không tốt.
Đậu, khoai lang và rau bina chứa nhiều axit phytic. Loại axit này dễ liên kết với canxi trong cơ thể và tạo ra muối. Do đó khi chúng được hấp thụ cùng lúc, canxi sẽ bị chuyển hóa và cuối cùng hợp chất sau chuyển hóa lại bị đào thải ra ngoài. Hãy chú ý khoảng cách bé ăn các thực phẩm thuộc nhóm này mẹ nhé.
5. Yêu thích thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
Đứa trẻ nào cũng mê mẩn những món đồ ăn nhanh như gà rán, nước ngọt... nhưng chúng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Nhiều cha mẹ chiều chuộng cho con ăn thoải mái cũng rất dễ khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng.
Hậu quả của thói quen ăn uống không lành mạnh này không chỉ dừng lại là béo phì, tim mạch hoặc đái tháo đường lâu dài mà còn ảnh hưởng đến trí não và tình trạng kén ăn. Bản chất các loại kẹo, bánh, nước ngọt đều có chứa rất nhiều đường. Dù là trẻ con hay người lớn nếu tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây hại cho sức khỏe, đó là nguy cơ thừa cân, béo phì, tiểu đường, huyết áp, tim mạch...
Thế nên, bố mẹ cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau củ quả và đồ hấp, hạn chế đồ dầu mỡ, chiên rán để đảm bảo sức khỏe của con.
6. Nấu món ăn quá mặn
Muối làm tăng sự bài tiết khoáng chất, đặc biệt là canxi. Do đó khi mẹ nấu món ăn quá mặn sẽ vô tình cung cấp một lượng muối đáng kể vào cơ thể bé và khiến bé bị mất canxi đấy. Vậy nên mẹ cần chú ý không cho trẻ ăn muối quá sớm và quá mặn.
Trí thức trẻ