6 thói quen thường gặp là thủ phạm "phá hoại" giấc ngủ, thay đổi ngay để không hại chính mình
Một số thói quen hàng ngày như để báo thức quá nhiều lần, đi ngủ khi chưa thực sự buồn ngủ, hay vừa xem TV vừa ngủ lại có thể chính là thủ phạm khiến bạn trằn trọc, không yên giấc.
- 17-05-20185 thói quen tối lạ lùng của người thành công: 30' trước khi ngủ quyết định năng lực cạnh tranh của bạn trong 8 tiếng ngày mai
- 16-05-20187 lý do không ngờ khiến bạn giật mình thức giấc vào ban đêm và rất khó ngủ lại
- 15-05-2018Ngủ dậy miệng đắng có thể là gan, mật, dạ dày có vấn đề: Giải pháp xử lý bạn cần làm ngay
Có thể điều cuối cùng bạn làm mỗi đêm là dành 45 phút lướt Instagram, hay uống một cốc coca lúc 10 giờ tối. Những thói quen ấy ít khi được chú ý đến, cũng như việc bạn không hề nghĩ rằng bật đèn khi ngủ lại rất có hại cho cơ thể. Đó cũng là lí do vì sao bạn chưa bao giờ thực sự cảm thấy sảng khoái sau quãng thời gian nghỉ ngơi ấy.
Những thói quen nhỏ nhặt có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, điển hình như cao huyết áp, các bệnh tim mạch hay thậm chí là trầm cảm. Cho dù những điều này là ổn với bạn trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài chúng có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể.
Dưới đây là một vài thói quen ngủ rất phổ biến ở mọi người và thực tế chúng lại tồi tệ hơn những gì bạn nghĩ:
Đi ngủ khi bạn không hề mệt mỏi
Theo Caleb Backe, chuyên gia về sức khỏe và đời sống cho Maple Holistics đã chia sẻ với Elite Daily rằng: “Đi ngủ lúc 8:30 mỗi đêm có vẻ như là một ý tưởng tuyệt vời về mặt lý thuyết, nhưng cũng có thể là lí do khiến bạn đang trằn trọc và lăn lộn trong vòng 90 phút”.
“Hãy chỉ đi ngủ khi bạn thực sự cảm thấy mệt mỏi chứ không phải là khi bạn nghĩ rằng mình nên đi ngủ. Vì vậy, nếu bạn thấy mình có thêm thời gian vào buổi tối trước khi cảm thấy buồn ngủ, hãy cố gắng chỉ tập trung vào việc thư giãn với những thứ như thiền và đọc sách, đến một lúc nào đó bạn sẽ thấy buồn ngủ thôi”, Backe nói.
Chìm vào giấc ngủ khi đang xem TV
Vâng, chúng ta đã làm điều này một cách thường xuyên, nhưng theo Backe, bạn cần dẹp bỏ thói quen này nhanh chóng nếu nó đang diễn ra thường xuyên. "Bộ não của bạn vẫn có thể nhận kích thích từ màn hình, ngay cả sau khi bạn đã ngủ trước màn hình TV”, ông nói với Elite Daily. Và nếu đang ở trong tình trạng đó, bạn sẽ không bao giờ có thể rơi vào giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ (REM) và đây chính là giai đoạn quyết định liệu bạn có cảm thấy sảng khoái vào buổi sáng ngày hôm sau hay không.
Nhấn nút báo lại báo thức
Một lần nữa, Backe nhấn mạnh, hầu hết chúng ta đều đang mắc phải điều này, nhưng quả thực nó không phải là một thói quen tốt. Bạn nên duy trì mỗi khi chuông báo thức kêu vào buổi sáng.
Ngủ thêm được vài phút khi nhấn nút báo lại có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn. Nhưng khoảng thời gian ngắn ngủi cho đến khi báo lại đó không thực sự cho phép tâm trí và cơ thể bạn rơi vào giấc ngủ. "Các giấc ngủ khi bạn nhấn nút báo lại chỉ là sự bất tỉnh ở cấp thấp, và nó không đóng góp vào năng suất tổng thể cho phần thời gian còn lại trong ngày”.
Tất nhiên, thói quen này đã ăn sâu vào chúng ta và thật khó để cải thiện. Tuy vậy hãy bắt đầu với từng bước nhỏ. Trước tiên, một ngày trong tuần, bạn hãy dậy ngay khi đồng hồ kêu lên mà không nhấn nút báo lại, và chú ý xem mình cảm thấy như thế nào. Sớm thôi điều đó sẽ trở thành một thói quen mới.
Ngủ với gối quá cao
Bạn có thể nghĩ rằng ngủ với nhiều gối không thể nào gây ra ảnh hưởng xấu, nhưng theo Alissia Zenhausern, một bác sĩ nghiên cứu về sức khỏe và đời sống tại Scottsdale, điều trên là hoàn toàn có thể "Hãy chắc chắn rằng cổ của bạn vẫn ở trong tư thế ngay ngắn bởi gối quá cao có thể khiến bạn ngáy, cô cho biết.
Tuy rằng chứng ngáy khi ngủ là khá phổ biến và bạn có thể cho rằng đây không thực sự là một vấn đề lớn, nhưng nó đồng nghĩa với việc bạn đang làm gián đoạn những dạng hô hấp lành mạnh khác trong khi ngủ.
Ngủ với những thú cưng nhiều lông
Rất nhiều người có thói quen ngủ cùng thú cưng và họ thấy hạnh phúc khi những con vật bé bỏng đầy lông rúc vào người. Đương nhiên, bạn có thể sống cuộc sống của chính mình và tự quyết định mọi việc, nhưng theo Zenhausern, việc này không mang lại điều gì tốt ngoài cảm giác đó. "Mặc dù bạn yêu thú cưng của mình và chúng cũng yêu bạn, nhưng thú cưng thường ngăn không cho bạn có một giấc ngủ đủ thư thái”, cô chia sẻ với Elite Daily.
Uống một tách cà phê mỗi chiều
Nếu là một người thích uống cà phê lúc 2 giờ chiều thì liệu bạn có biết nó gần như sẽ chẳng giúp chúng ta vượt qua nửa ngày còn lại. Và sau đó bạn sẽ dần nhận ra thói quen nhỏ này ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ.
Ellen Wermter, một chuyên viên điều dưỡng tại viện Charlottesville Neurology and Sleep Medicine, cho biết, nhiều bệnh nhân nghĩ rằng caffeine "không ảnh hưởng đến họ" vào cuối ngày, nhưng trên thực tế, nó luôn có tác động đến cơ thể ở một mức độ nào đó, điển hình là việc khó ngủ vào ban đêm.
"Caffeine là một chất kích thích mạnh mẽ ngăn chặn Adenosine, một chất dẫn truyền thần kinh khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ. Nửa tác dụng của caffein thường duy trì trong khoảng năm tiếng đồng hồ, vì vậy sau năm tiếng đó, vẫn còn một nửa lượng caffeine cần tiêu thụ trong cơ thể. Nói theo cách khác, kể cả khi bạn không nghĩ rằng caffeine có thể ảnh hưởng đến mình nhiều như vậy thì nó vẫn đang can thiệp vào khả năng rơi vào giấc ngủ ban đêm.
Thay vì đó bạn có thể uống cà phê vào buổi sáng. Wermter gợi ý rằng chúng ta có thể thay thế các đồ uống chứa caffeine bằng các loại nước khoáng với chanh, thảo mộc hoặc thậm chí loại cà phê đã loại bỏ caffeine nếu đó là mùi vị duy nhất mà bạn cảm thấy ngon lành.
Elite Daily