7 “cái bẫy” bệnh tật nguy hiểm từ thói quen hàng ngày: Ăn uống đúng cách, duy trì cân bằng dinh dưỡng, thân thể tất sẽ khoẻ mạnh, sống lâu trăm tuổi
"Bệnh từ miệng mà ra", ăn cũng là một cánh cửa học vấn. Ăn uống đúng cách, duy trì cân bằng dinh dưỡng, thân thể tất sẽ khoẻ mạnh, sống lâu trăm tuổi. Ngược lại, ăn uống thiếu điều độ sẽ dẫn đến trăm thứ bệnh. Đây cũng là lí do tại sao có người ăn vào cơ thể khoẻ mạnh, có người ăn vào lại bệnh tật, ốm đau.
- 28-09-2021Mất ngủ sau tuổi 40, ăn 8 loại thực phẩm có tác dụng như "thuốc an thần" này sẽ giúp bạn ngủ ngon đến sáng
- 28-09-20214 bước từ bỏ bữa sáng đến UNG THƯ túi mật: Một khi bạn hình thành thói quen bỏ bữa sáng, những tổn hại cho sức khoẻ cơ thể đã rất cận kề
- 28-09-2021Vừa ngủ dậy đã làm 5 việc này thì đừng hỏi tại sao tập luyện, nhịn ăn mà cân nặng vẫn tăng chóng mặt
Trên thực tế, các loại thực phẩm đều có chứa những độc tố mà cơ thể sẽ từ chối tiếp nhận, nếu lượng những độc tố này vượt quá khả năng chuyển hoá của cơ thể, chúng sẽ tích trữ lại và gây hại cho sức khoẻ.
Mạnh khoẻ sống lâu là do ăn uống mà ra, bệnh tật ập đến cũng như vậy. Dưới đây là những "cái bẫy" trong ăn uống, gây hại cho sức khoẻ của bạn. Hi vọng mọi người duy trì những thói quen tốt ăn uống lành mạnh, sống lâu trăm tuổi!
1. Ăn không đúng bữa
Tại sao cần chú ý ăn uống đúng giờ?
Nếu ăn không có quy tắc sẽ rất dễ hình thành thói quen ăn uống quá độ. Buổi trưa ăn bữa sáng không chỉ dẫn đến thừa cân mà còn gây ra béo phì. Ngoài ra, ăn uống thất thường còn dẫn đến đồng hồ sinh học của dạ dày bị đảo lộn. Khi dịch vị không được thức ăn trung hoà sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
Vì vậy, nhất định phải ăn uống ba bữa điều độ để đảm bảo thân thể được khoẻ mạnh.
2. Thích ăn thịt chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn là loại thực phẩm thường dùng trong cuộc sống, đặc biệt là tại Hồ Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên và các nơi khác. Rất nhiều người hầu như mỗi ngày đều ăn thịt xông khói hoặc xúc xích. Có điều để đảm bảo chất lượng thịt, quá trình chế biến thông thường sẽ bỏ thêm một lượng lớn muối diêm, vì vậy hàm lượng muối vô cùng nhiều.
Ngoài, các đồ ăn muối chua như dưa muối, cà muối… có chứa một lượng nitrit nhất định, sau khi vào cơ thể người chúng sẽ tổng hợp tạo ra nitrosamine, là tác nhân gây ung thư
3. Thích ăn đồ nóng
"Ăn khi còn nóng" là cụm từ thường thấy trong cuộc sống. Vì vậy, rất nhiều người khi còn nhỏ đã hình thành thói quen ăn đồ nóng. Tuy nhiên, ăn đồ nóng trong một thời gian dài rất có hại cho thực quản. Bởi niêm mạc của thực quản chỉ là một lớp màng, nếu như nước hoặc thức ăn quá nóng sẽ làm tổn thương, gây viêm và gia tăng nguy cơ cho các vấn đề khác, lâu ngày sẽ dễ mắc các thay đổi bệnh lý của ung thư thực quản.
4. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Trước đây, do thiếu chất, con người cần phải hình thành thói quen ăn nhiều dầu vì nó có thể chuyển hoá thành chất béo để chống đói. Tuy nhiên hiện nay chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao, con người đã đạt đến thời đại dư thừa tài nguyên. Lúc này, chúng ta không những không nên ăn nhiều dầu mà nên ăn càng ít càng tốt.
Khi ăn quá nhiều dầu, cơ thể sẽ tích tụ mỡ và tăng cholesterol trong máu. Ngoài việc gây béo phì, nó còn có thể dẫn đến bệnh tim mạch và một số loại bệnh khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ mắc chứng "tam cao" thời hiện đại ngày càng cao. Thức ăn nhiều dầu mỡ cũng bao gồm cả đồ chiên rán.
5. Ít ăn rau củ
Có quá nhiều tài nguyên để con người lựa chọn loại thực phẩm mà họ thích. Và hiển nhiên thịt được ưa chuộng hơn rau, chính vì vậy mà rất nhiều người đã hình thành thói quen không ăn rau. Các loại vitamin trong rau củ rất phong phú, ngoài ra còn có nhiều chất xơ và nguyên tố vi lượng, đều là các chất mà cơ thể cần để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư và các bệnh tim mạch.
Vì vậy, bác sĩ kiến nghị mọi người mỗi ngày nên ăn ít nhất 400 gram rau củ mỗi ngày.
6. Không ăn ngũ cốc nguyên hạt, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường có tăng không?
Điều này có mối liên hệ chặt chẽ với việc ăn bột gạo trong một thời gian dài. Vì trong đó có chứa nhiều tinh bột, sau khi ăn vào cơ thể sẽ được chuyển hoá nhanh chóng làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, Insulin không thể thúc đẩy cơ thể hấp thụ và sử dụng đường một cách đầy đủ, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và cuối cùng là gây ra tiểu đường.
Nhưng trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ và một lượng tương đối ít carbohydrate, tỉ lệ chuyển hoá của chúng thấp hơn nhiều so với bột gạo, giúp cơ thể có nhiều Insulin, thúc đẩy quá trình hấp thụ và sử dụng đường, ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Trên thực tế, duy trì chế độ ăn điều độ cũng có thể phòng ngừa bệnh "tam cao", táo bón và các loại bệnh khác.
7. Ăn thức ăn thừa lâu ngày
Ngoài việc không thể cung cấp đủ dinh dưỡng, thức ăn thừa còn rất dễ dẫn đến các bệnh về dạ dày và đường ruột. Đặc biệt là rau củ lâu ngày, khi phân giải vi khuẩn và vi sinh vật sẽ tạo ra nitrit, sau khi vào cơ thể người, nó sẽ tổng hợp ra nitrosamine - chất gây ung thư.
Do đó hãy hết sức tránh ăn những thức ăn thừa, làm một món rồi ăn vài ngày không phải là điều thích hợp đối với cơ thể và sức khoẻ con người.
Nguồn: Abolouwang