MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"8 phần ĐỦ, đi theo ánh mặt trời, sẽ nhận được sự trường thọ!" - Bí quyết người Nhật chia sẻ liệu có thực sự đúng?

25-11-2021 - 17:09 PM | Sống

Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản thuộc hàng cao top đầu thế giới. Họ có rất nhiều bí quyết dưỡng sinh, trường thọ, một trong số đó là quy tắc 8 phần ĐỦ, và ‘đi theo ánh mặt trời’. Nhưng, liệu điều này có đúng?

Theo Báo cáo Thống kê của tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2015 cho biết:

Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nhật Bản là 86 tuổi, còn tuổi thọ trung bình của nam giới là 80 tuổi.

Có thể nói rằng, tuổi thọ trung bình của người Nhật đã đứng đầu thế giới trong suốt 20 năm liên tiếp.

Có lần đi công tác sang Nhật, tôi có quen được một cô gái 35 tuổi là người bản địa ở Tokyo. Trông dáng vẻ bên ngoài, nhìn cô ấy thực sự rất trẻ, chỉ tầm 21, 22 tuổi là cùng.

Cô ấy rất vui vẻ, tính cách hoạt bát và cách ăn mặc giống hệt như một sinh viên mới ra trường.

Tôi tò mò hỏi rằng: "Làm thế nào bạn có thể giữ được vẻ trẻ đẹp khi ở độ tuổi trung niên này thế?"

Rất may, cô ấy không hề giấu diếm mà thật lòng chia sẻ với tôi bí quyết mà ông bà nhiều đời đã truyền lại cho bản thân:

8 phần ĐỦ, đi theo ánh mặt trời, sẽ nhận được sự trường thọ! - Bí quyết người Nhật chia sẻ liệu có thực sự đúng? - Ảnh 1.

1. Theo đuổi ánh mặt trời, mới có thể sống lâu trăm tuổi

Ở Nhật Bản thời cổ đại có một hiện tượng rất thú vị. Đó chính là hầu hết họa sĩ thường sống lâu, còn nhà văn lại hay đoản mệnh.

Thế nên nhiều người mới đặt ra câu hỏi: "Cùng là người làm nghệ thuật, tại sao lại có sự khác nhau như thế?"

Họa sĩ muốn vẽ được tranh thì cần có ánh sáng, nên họ thường có thói quen chờ mặt trời lên mới bắt đầu làm việc.

Trong khi nhà văn chỉ cần chút ánh sáng để họ đủ thấy chữ, liền có thể làm việc.

Dựa vào ánh sáng lờ mờ vào ban đêm, nhiều nhà văn cứ thế mà ngồi yên vị sáng tác, đến rạng sáng cũng chưa dừng lại.

Thức đêm và làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng lâu ngày khiến kháng thể của họ suy giảm, và vì vậy các nhà văn thời đó có tuổi thọ không được cao.

Buổi tối là thời điểm quan trọng để nghỉ ngơi, cho các cơ quan được loại bỏ mệt mỏi. Nếu bạn cứ sống không điều độ trong một thời gian dài, sẽ khiến những căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm có cơ hội trỗi dậy đánh gục sức khỏe.

8 phần ĐỦ, đi theo ánh mặt trời, sẽ nhận được sự trường thọ! - Bí quyết người Nhật chia sẻ liệu có thực sự đúng? - Ảnh 2.

2. Làm việc gì cũng vậy, 8 phần là vừa đủ!

"Một trái tim khỏe mạnh cứ 0,8 giây sẽ đập một lần. Đây là trạng thái tốt nhất của quá trình tuần hoàn của cơ thể."

Lúc nấu ăn, thay vì cho 1 muỗng muối, hãy dùng chỉ 8 phần, làm như vậy không chỉ giữ được hương vị tươi ngon nguyên chất của nguyên liệu, mà còn giúp giảm gánh nặng cho thận.

"Không nên ăn quá no. Hãy dừng đũa khi đã ăn no 80%."

"Cuộc sống 0.8" là câu nói do nhà văn kiêm bác sĩ nổi tiếng người Nhật Bản đưa ra. Bây giờ nó cũng đã trở thành một lối sống phổ biến ở nhiều quốc gia.

Dùng 80% năng lượng tập trung làm việc quan trọng, 20% năng lượng còn lại để phục hồi tinh thần.

8 phần ĐỦ, đi theo ánh mặt trời, sẽ nhận được sự trường thọ! - Bí quyết người Nhật chia sẻ liệu có thực sự đúng? - Ảnh 3.

3. Duy trì cơ thể ở nhiệt độ bình thường

Trong sách y học có viết rằng: Nhiệt độ trung bình (đo ở nách) của người Nhật là 36,89 độ (có thể chênh lệch 0.34 độ).

Nhưng đó chỉ là người Nhật ở những thập niên cũ. Người Nhật hiện đại thường có nhiệt độ cơ thể trong khoảng 35 độ, mà cơ thể con người cần 36,5 độ mới đạt mức trung bình.

Khi thân nhiệt giảm sẽ khiến mạch máu co lại, máu lưu thông không thông suốt khiến huyết áp tăng cao, và vì vậy dễ gây ra nhồi máu cơ tim, nhồi máu não…

Hơn nữa, nhiệt độ cơ thể giảm xuống có thể cản trở quá trình đốt cháy các nguồn năng lượng như đường và mỡ trong máu, đồng thời cản trở quá trình đốt cháy và đào thải các chất cặn bã, nên dễ gây ra các triệu chứng như đường huyết cao và bệnh gút.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên thường xuyên tập thể dục để tăng khả năng miễn dịch. Nếu bạn có thể "đổ mồ hôi một lần mỗi ngày", bạn sẽ ít mắc bệnh hơn.

8 phần ĐỦ, đi theo ánh mặt trời, sẽ nhận được sự trường thọ! - Bí quyết người Nhật chia sẻ liệu có thực sự đúng? - Ảnh 4.

4. Giữ được sự tích cực, là nắm giữ chìa khóa sức khỏe

Định nghĩa của sức khỏe là gì?

Giải thích dễ hiểu nhất chính là: "Máu lưu thông khắp cơ thể, không bị cản trở, thì đó là sự khỏe mạnh."

"Vậy một người đang bình thường, có thể nào đột nhiên trở thành bệnh nhân hay không?"

Đáp án là có, khi chịu cú sốc quá lớn, sự lo lắng sẽ đè ép dây thần kinh, làm chậm quá trình lưu thông máu khiến họ dễ ngất xỉu, đột quỵ…

Chẳng hạn, khi nghe tin tức về một người thân nào đó mới mất. Nhiều người chắc chắc sẽ bị sốc. Tâm lý càng không vững, buồn bã càng lâu, thì sức khỏe của họ lại càng nguy hại.

Khi tham gia tình nguyện giúp đỡ các bệnh nhân ung thư, tôi đã hỏi vài người trong số họ là cảm thấy thế nào với thể trạng hiện giờ?

Và nhiều người cho hay: Họ sẽ cảm thấy bớt đau đớn nếu cười vui vẻ mỗi ngày.

Cười khiến dây thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh, nhờ vậy thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bài tiết, khiến chức năng miễn dịch hoạt động thuận lợi, giúp cơ thể bạn mạnh khỏe và sống lâu hơn.

(weixin)

8 phần ĐỦ, đi theo ánh mặt trời, sẽ nhận được sự trường thọ! - Bí quyết người Nhật chia sẻ liệu có thực sự đúng? - Ảnh 5.

Theo Cẩm Thi

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên