Sau tuổi 50, áp dụng 4 bài tập thể dục này không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ mà còn khiến não bộ linh hoạt, đẩy lùi bệnh sa sút trí tuệ
Việc duy trì một lối sống năng động bằng việc tập thể dục sẽ tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang phải đối mặt với căn bệnh sa sút trí tuệ ở tuổi già.
- 22-11-2021Cô gái trẻ bị ung thư gan vì một thói quen “ai cũng mắc” trước khi chế biến trứng: Bác sĩ cảnh báo nếu không muốn “thối rữa” nội tạng thì phải từ bỏ ngay
- 19-11-2021Đàn ông trán rộng tai to thì sống thọ? Sau 40 tuổi, người khoẻ mạnh, sống lâu sẽ có 4 đặc điểm này, nếu bạn có đủ cả thì xin chúc mừng
- 15-11-2021Vào mùa đông, 4 loại quả tuyệt đối không nên tùy tiện cho trẻ ăn, cha mẹ lưu tâm kẻo tiền mất tật mang!
Alzheimer được biết đến là nguyên nhân phổ biến của hội chứng sa sút trí tuệ. Sự xuất hiện của căn bệnh này liên quan đến việc tăng tốc thoái hóa thần kinh não. Bên cạnh đó, nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày như chế độ ăn uống không đúng cách, hút thuốc và nghiện rượu, thức khuya trong thời gian dài… cũng có thể trở thành chất xúc tác, là nguyên nhân dẫn đến bệnh phát tác.
Ảnh: Interntet
Do vậy, ngoài việc tích cực điều trị đúng cách thì việc hình thành một thói quen luyện tập cũng có thể giúp chống lại các tác động tiêu cực của căn bệnh này.
Dưới đây là 4 bài tập giúp cải thiện chức năng não bộ phù hợp cho người cao tuổi:
1. Hít thở sâu
Khi bệnh Alzheimer chuyển sang giai đoạn nặng sẽ khiến người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân, thậm chí có thể gây ra một số biến chứng khác. Do đó, cần có những bài tập thể dục thể thao hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh.
Quá trình hít thở sâu sẽ giúp cung cấp đủ lượng oxy giữ cho các tế bào não luôn ở trạng thái hoạt động.(Ảnh: Internet)
Thực hành hít thở sâu là một bài tập rất hữu ích nên được thực hiện mỗi ngày. Quá trình hít thở sâu sẽ giúp cải thiện chức năng tim phổi, đồng thời cung cấp đủ lượng oxy giữ cho các tế bào não luôn ở trạng thái hoạt động. Ngược lại, nếu các tế bào não bị thiếu oxy, chức năng não cũng bị suy giảm.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn nên nắm vững kỹ thuật hít thở sâu: nên đến nơi có không khí trong lành, đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai, nhắm mắt và nâng cao tay, kết hợp các bài tập mở rộng lồng ngực, hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng để nhận thêm oxy.
2. Đi bộ
Người mắc bệnh Alzheimer nên đi bộ thường xuyên. Đây là bài tập cường độ thấp, phù hợp với hầu hết người ở tuổi trung niên và cao tuổi. Tuy không giống các bài tập cường độ cao khác nhưng đi bộ cũng là bài kiểm tra sức bền và thể lực là rất tốt cho cơ thể. Nếu có thể tập luyện thường xuyên, chắc chắn sẽ mang về những lợi ích thiết thực.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đi bộ nhanh hoặc tham gia các hoạt động thể chất với cường độ vừa phải có thể giúp làm chậm tiến triển bệnh Alzheimer. (Ảnh: Internet)
Trong quá trình đi bộ, cơ thể được hoạt động giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, chất dinh dưỡng được chuyển đến các cơ quan có nhu cầu. Tất nhiên, khi cơ thể vận động nhiều hơn, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được tăng cường.
Hơn nữa, việc giữ cho các chi phối hợp trong quá trình đi bộ sẽ có tác dụng rèn luyện trí não. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đi bộ nhanh hoặc tham gia các hoạt động thể chất với cường độ vừa phải có thể giúp làm chậm tiến triển bệnh Alzheimer. Ngược lại, nếu bạn cứ ngồi một chỗ trong thời gian dài mà không vận động nhiều, tình trạng bệnh có thể không được cải thiện mà còn có thể trầm trọng hơn.
3. Chơi bóng bàn
Theo các chuyên gia bóng bàn là môn thể thao tốt cho não bộ.(Ảnh:Internet)
Bóng bàn là môn thể thao tốt cho não bộ. Đó là lý do mà các chuyên gia thường khuyên những người bệnh Alzheimer, người bệnh sa sút trí tuệ… nên thường xuyên chơi môn thể thao này.
Trong quá trình tập luyện bóng bàn, người chơi cần phải tập trung và phán đoán chính xác hướng đi của từng đường bóng để bắt bóng và giành chiến thắng. Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của cơ thể, qua đó giúp tăng cường máu lên não, giúp não bộ hoạt động linh hoạt. Ngoài ra, chơi bóng bàn còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện giấc ngủ, tăng cường thể lực…
4. Bài tập ngón tay
Các ngón tay hoạt động nhiều hơn sẽ giúp cải thiện các kết nối liên hợp thần kinh và kích thích các tế bào thần kinh vận động. (Ảnh:Internet)
Mỗi đầu ngón tay có hơn 3.000 thụ thể cảm nhận cơ học, chúng hoạt động như một đường cao tốc đến não của bạn. Các ngón tay hoạt động nhiều hơn sẽ giúp cải thiện các kết nối liên hợp thần kinh và kích thích các tế bào thần kinh vận động. Do đó, não bộ của con người cũng sẽ linh hoạt hơn.
Trong quá trình luyện tập, ngón tay sẽ thực hiện nhiều động tác như nắm, mở,… những động tác này không chỉ thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ mà còn rèn luyện toàn bộ trí não, do đó trì hoãn tốc độ lão hóa của tế bào não, có tác dụng cải thiện trí nhớ.
(Theo Toutiao)
Nhịp sống kinh tế
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"