Bà già 67 tuổi khuyên, sau nghỉ hưu dù có chuyện gì cũng đừng gặp 3 người này: Hãy để tuổi già an yên
Về già, ta thường có xu hướng tìm kiếm người để bầu bạn, sẻ chia. Tuy nhiên, có một số người bạn đừng nên gặp lại, kẻo sẽ nhận về những cảm xúc tiêu cực.
- 09-01-2024Làm con cả hiếu thuận hơn nửa đời nhưng U60 cắt đứt quan hệ với gia đình vì nỗi khổ khó nói
- 05-01-2024Người phụ nữ U60 tái hôn vì nửa kia có lương hưu cao gấp đôi, nửa năm đã ly dị: Tuổi già hãy độc lập
- 20-12-2023NSƯT Chiều Xuân tuổi U60: Lên chức bà ngoại vẫn quá trẻ trung, có 3 bí quyết trong bữa ăn mà gái trẻ nên học
Bà Lưu (Trung Quốc) năm nay 67 tuổi, sau một vài lần gặp lại những người bạn cũ hồi còn trẻ, bà nhận ra rằng, sau khi nghỉ hưu, không phải ai chúng ta cũng nên giao lưu hay gặp lại. Có những mối quan hệ, chúng ta nên chọn lọc kỹ càng trước khi quyết định gắn bó hay tiếp xúc lâu dài.
Gặp lại bạn học cũ
Một trong những người sau nghỉ hưu, chúng ta không nên gặp lại thường xuyên đó là bạn học cũ. Thông thường trong buổi họp lớp của người trung niên thì việc trò chuyện, khơi gợi lại những kỉ niệm thì ít mà soi mói, khoe khoang với nhau thì nhiều.
Trong buổi gặp mặt đó, bạn sẽ nhận được những câu hỏi “tưởng” như quan tâm như: “Lương hưu của bạn là bao nhiêu?, Bạn có bao nhiêu ngôi nhà? Con cái đã kết hôn chưa?...”
Kiểu tụ tập tưởng chừng giúp tăng cường mối quan hệ giữa các bạn cùng lớp, thường biến thành cơ hội để so sánh với nhau hay khoe khoang sự giàu có của mình.
Những người có cuộc sống giàu có, điều kiện khá giả sẽ thoải mái và tự tin hơn trong những buổi họp mặt như thế này. Còn cuộc sống của ai chưa ổn định hay gặp vấn đề, tốt nhất không nên gặp lại. Điều này vừa khiến bạn tủi thân, thậm chí có chút thất vọng và xấu hổ khi nhìn lại bản thân, đồng thời đó là cơ hội để nhiều người kém duyên có thể chế giễu và bôi nhọ bạn.
Vậy nên nếu có thể, sau khi nghỉ hưu, bạn hãy hạn chế tham gia các buổi họp lớp để tránh nhận về những cảm xúc tiêu cực, xấu hổ hoặc khó chịu trước những lời khoe khoang thái quá.
Gặp lại đồng nghiệp cũ
Kiểu người thứ hai khi về già bạn cũng nên hạn chế qua lại đó là đồng nghiệp cũ. Có rất ít đồng nghiệp có thể trở thành bạn bè thân thiết với chúng ta. Ở cơ quan, bạn buộc phải tiếp xúc với họ vì lý do công việc, nhưng khi ra ngoài, không phải ai cũng thực sự đáng để bạn tin tưởng. Tất cả mọi người đều có thể làm mọi thứ để có cơ hội tăng lương hoặc thăng tiến. Tuy nhiên một khi đã không còn làm việc, thì đồng nghiệp ngồi cạnh bạn hôm qua, nãy cũng trở thành người cũ, không còn thân thiết và gắn bó.
Khi gặp lại sau thời gian dài không liên lạc, giữa hai người cũng không còn nhiều chủ đề chung để nói chuyện, cảm giác sẽ đầy sự gượng ép và khó sử.
Vậy nên tốt nhất, sau khi nghỉ hưu, bạn nên hạn chế gặp mặt những đồng nghiệp cũ. Nếu không có việc gì quan trọng, giữa hai người cũng sẽ không liên quan hoặc không có chủ để chúng để đối đáp với nhau.
Gặp người tiêu cực
Kiểu người thứ 3 cũng là kiểu mà bạn nên hạn chế gặp nhất đó là người có quá nhiều cảm xúc tiêu cực.
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta sẽ gặp những chuyện không hài lòng, việc bạn phàn nàn hay trách móc một chút cũng là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, người lúc nào cũng cũng than thở hay tự nhận mình là người khốn khổ thì bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc. Những người này luôn có thái độ than thân trách phận, phát ra năng lượng tiêu cực khiến tất cả mọi người đều thấy vô cùng khó chịu.
Nếu bạn tiếp xúc với những người như vậy quá nhiều, về lâu về dài điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà sức khỏe thể chất cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ.
Bạn nên chọn lọc những người bạn thật sự chất lượng để giao lưu và tiếp xúc hằng ngày. Tránh để những kiểu người như vậy gây ảnh hưởng đến cảm xúc cũng như suy nghĩ của mình.