MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bác sĩ "tiết lộ" kinh nghiệm sống còn ăn không kiêng khem mà không tăng đường huyết

20-12-2021 - 14:20 PM | Sống

Bác sĩ "tiết lộ" kinh nghiệm sống còn ăn không kiêng khem mà không tăng đường huyết

Đối với người bệnh đái tháo đường thì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên thực tế rất ít người bệnh có thể làm được.

Rảnh là ăn?

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, BV Nội tiết Trung ương chia sẻ mỗi lần đi vào phòng bệnh của bệnh nhân đái tháo đường anh lại "choáng" vì tủ đầu giường của người bệnh vô vàn hoa quả, trái câu, đủ các loại bánh trái. Người bệnh cứ rảnh là ăn mà thực tế không phải lúc nào cũng ăn được.

Với người bệnh đái tháo đường đang điều trị thì ăn uống là một quy tắc sống còn. Chỉ ăn vặt khi hạ đường huyết.

Trong điều trị đái tháo đường, tiến sĩ Hưng cho biết đa số người bệnh chỉ thích uống thuốc mà rất ngại phải thay đổi cách ăn uống, thay đổi lối sống của mình. Đây là tâm lý chung của người bệnh sẵn sàng uống thuốc và phẫu thuật chứ họ rất ngại thực hiện thay đổi lối sống dinh dưỡng hay tập luyện. Vì vậy, việc tư vấn điều trị thay đổi lối sống, khắc phục khó khăn thì người bệnh mới tốt.

TS Hưng cho biết với bệnh nhân đái tháo đường thì quy tắc điều trị kiềng 3 chân là dinh dưỡng, thuốc và luyện tập. Tuy nhiên hiện nay nhiều cơ sở y tế nhân viên y tế chỉ điều trị cho người bệnh được 1 vế đó là thuốc còn lại rất ít tư vấn về dinh dưỡng và luyện tập cho người bệnh. Vì vậy, bác sĩ cần cố gắng nhắc nhở người bệnh ngoài thuốc, thì người bệnh cần phải quan tâm tới dinh dưỡng, tập luyện.

 Bác sĩ tiết lộ kinh nghiệm sống còn ăn không kiêng khem mà không tăng đường huyết - Ảnh 2.

TS Hưng hỏi thăm người bệnh đái tháo đường tại BV Nội tiết trung ương.

Thực tế, khi vào phòng bệnh thì ai cũng than phiền về bệnh tật, mệt mỏi nhưng khi yêu cầu người bệnh thay đổi lại không. Thuốc là thức ăn, thức ăn là thuốc nếu thay đổi được lối sống của người bệnh trong dinh dưỡng coi như là thành công.

3 câu hỏi của người đái tháo đường

TS Hưng chia sẻ người bệnh đến khám bác sĩ chỉ hỏi 3 câu: Bác sĩ ơi tôi ăn cái gì? Bác sĩ ơi tôi ăn bao nhiêu? Bác sĩ ơi tôi ăn khi nào ?

Ăn cái gì: ăn được tất cả những gì người bình thường ăn được thì bệnh nhân đái tháo đường vẫn được ăn nhưng số lượng cần hỏi bác sĩ dinh dưỡng rất rõ. Ví dụ 1 ngày người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn đường, ăn kem, cà phê sữa cũng được nhưng quan trọng là số lượng là bao nhiêu. Nếu thức ăn nào cũng phải kiêng thì chất lượng sống của người bệnh sẽ giảm. Người bệnh cần hỏi bác sĩ rất kỹ về số lượng bao nhiêu. Ví dụ người bình thường ăn 10 thì người đái tháo đường có thể ăn 1 – 2 phần so với họ.

Ăn bao nhiêu: Mỗi người bệnh phải có 1 thông tin ăn uống hiện tại như thế nào, dùng thuốc như thế nào, thể lực hoạt động như thế nào, các thuốc kèm theo. Khi tìm được các thông tin đó bác sĩ mới kiểm soát được năng lượng sinh nhiệt của người bệnh là bao nhiêu để cân, đo, đong đếm làm sao để tăng hoặc giảm. Mỗi một bệnh nhân để lấy được 1 khẩu phần ăn cần 20 – 30 phút lấy thông tin của người bệnh mới đưa ra thực đơn cho người bệnh.

Nguyên tắc dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường đó là ổn định đường huyết và đảm bảo dinh dưỡng. Khi chọn thực phẩm người bệnh nên chọn các thực phẩm sinh năng lượng thấp, các thực phẩm chứa nhiều Cholesterol tốt, nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất.

Ăn khi nào: Hàng ngày người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa. Người bệnh không được ăn thất thường mà ăn ổn định trong ngày. Nếu buổi tối người bệnh ăn giảm glucid có thể gây hạ đường huyết về đêm. Nhiều người khi bị đái tháo đường đã bỏ cơm, điều này cần thay đổi. Người bệnh đái tháo đường được khuyến nghị ăn 50 – 65 % chất bột đường mỗi ngày, 20 – 30 % chất béo, 15 – 20 % chất đạm.

Ngoài ra, một kinh nghiệm sống còn cho bệnh nhân đái tháo đường đó là cách ăn của bệnh nhân: Ăn rau trước, thức ăn và ăn cơm cuối cùng. Ăn rau trước giúp kiểm soát cơn đói, là lớp đệm làm chậm quá trình chuyển hoá bột đường làm đường huyết lên chậm hơn mà không bị hạ. Còn ăn cơm trước thì đường huyết tăng nhanh sau ăn và lại hạ nhanh sau đó.

Lưu ý, khi ăn hoa quả người bệnh chỉ ăn tối đa 2 lần, nên ăn 100 gram một lần, nếu chọn được hoa quả có chỉ số đường huyết thấp như thanh long, roi thì càng tốt. Nếu không chọn được hoa quả, người bệnh vẫn ăn bình thường và ăn ít. BS Hưng cho biết hoa quả cũng là nguồn cung cấp năng lượng, 100 gram hoa quả tương đường 50 – 70 Kcalo. Ăn 1 quả chuối tương đường ½ bát nên người bệnh chỉ ăn đủ năng lượng của mình cần.

 Bác sĩ tiết lộ kinh nghiệm sống còn ăn không kiêng khem mà không tăng đường huyết - Ảnh 3.

Theo Ngọc Anh

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Trở lên trên