Bài học tôi rút ra sau 1 tháng nghỉ ngơi dưới sự hướng dẫn của chuyên gia: Thói quen ngủ có thể ảnh hưởng tới sự nghiệp của bạn
Những năm gần đây, người ta quan tâm nhiều hơn đến chất lượng giấc ngủ. Giống như hình thức tập luyện thể dục thể thao, giấc ngủ cũng có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và cả sự nghiệp của bạn.
- 16-07-2018Bài học kinh doanh: Ngủ, kiên nhẫn và thư giãn như... loài mèo
- 12-07-2018Chuyên gia khuyên bạn nên nằm nghiêng khi ngủ: Hạn chế ngáy, đem lại lợi ích bất ngờ cho người bị bệnh dạ dày
- 05-07-2018Tư thế nằm có ảnh hưởng thế nào đến chất lượng giấc ngủ, hiểu điều này để không mệt mỏi khi thức dậy dù đã ngủ đủ 8 tiếng
Nếu thiếu ngủ mãn tính là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh như Alzheimer hoặc tim mạch thì những giấc ngủ ngon đem đến một bộ nhớ tốt hơn và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính thấp đi.
Cùng với sự chú trọng này, các huấn luyện viên giấc ngủ ra đời. Họ có thể chỉ cho bạn biết mình là một chú chim sâu của sáng sớm hay là cú đêm chính hiệu. Họ giúp bạn cân bằng giấc ngủ cũng như thay đổi những thói quen để nâng cao chất lượng giấc ngủ, biến giấc ngủ thành nguồn năng lượng quý giá cho một ngày làm việc dài phía sau.
Để hiểu sâu hơn giấc ngủ của chính mình, biên tập viên Cassie Shortsleeve của Menshealth.com đã gặp W. Christopher Winter, M.D., tác giả của The Sleep Solution và là cố vấn giấc ngủ để xem thói quen ngủ ảnh hưởng thế nào đến lối sống cũng như những điều có thể thực hiện để thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
Và đây là 4 điều Cassie Shortsleeve đã rút ra một cách sâu sắc:
1. Tôi là một người của sáng sớm
Tôi không thực hiện xét nghiệm ngủ trong phòng thí nghiệm, nơi có một bác sĩ sẽ theo dõi giấc ngủ của mình mà tự đo theo Thang đo giấc ngủ Epworth. Tôi đã đạt 3/24, điều đó khẳng định những phán đoán trước đó của tôi rằng mình ngủ khá tốt. Nếu điểm số cao hơn thì tức là bạn không ngủ đủ giấc hoặc có vấn đề với giấc ngủ của bạn.
Tôi cũng đã trả lời những câu hỏi trong Bảng câu hỏi buổi sáng (MEQ), đại loại như: “Bạn sẽ thức dậy vào mấy giờ nếu ngày mai bạn được thoải mái làm những điều mình muốn?” hay “Nếu đêm hôm trước thức khuya thì sáng hôm sau bạn có dậy sớm đúng như các ngày thường nhật không hay sẽ ngủ quá thêm?”. Mục đích của bảng câu hỏi này là để xác định chronotype của bạn (tức thời điểm cơ thể đạt đỉnh cao về thể chất lẫn tinh thần), rằng bạn là một con cú đêm hay là một người yêu sáng sớm.
Kết quả khiến tôi rất bất ngờ khi nó chỉ ra tôi là một người của sáng sớm. Sự thật là tôi hiếm khi dậy trước 7h sáng và có những hôm tôi còn ngủ quá giấc. Nhưng hầu như tôi đều cố gắng dậy sớm cho dù hôm trước có thức khuya đến mấy, tôi đoán điều này ảnh hưởng đến kết quả khảo sát của mình.
2. Sự nghiệp, công việc của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi thói quen ngủ
Theo chuyên gia Winter, chronotype của chúng ta cũng có tính di truyền; chúng cũng bị ảnh hưởng bởi những điều quen thuộc như ánh sáng chúng ta tiếp xúc, thức ăn hay công việc chúng ta đang làm. Ví dụ, nếu cả ngày bạn ngồi trong văn phòng với ánh sáng xanh từ màn hình vi tính mà không được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, hay buổi tối bạn nhìn màn hình điện thoại quá nhiều thì bạn có thể sẽ đẩy lùi lịch ngủ xuống muộn hơn, dần trở thành một “cú đêm”.
Thậm chí nhiều chronotype của chúng ta còn thúc đẩy chúng ta đến với những nghề nghiệp phù hợp mà bản thân mình đôi khi không nhận ra. Đó là lý do vì sao các bác sĩ phẫu thuật ít có vấn đề với việc thức khuya.
3. Dù là “chim sâu” hay “cú đêm” thì bạn hoàn toàn có thể thay đổi
Tin tốt lành là, bạn hoàn toàn có thể thay đổi chronotype của mình. Những người của sáng sớm thì không linh hoạt lịch trình được như những người hay thức khuya, và vì thế Dr. Winter đã đề nghị tôi thử sử dụng một cặp kính trị liệu phát sáng (đó giống như một chiếc kính râm bằng nhựa thiếu các thấu kính với đèn LED công nghệ cao chiếu sáng rực rỡ vào mắt bạn) được gọi là Re-Timer. Được phát triển bởi những chuyên gia về giấc ngủ, chiếc kính có thể làm thay đổi đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn, nhất là khi bạn cảm thấy buồn ngủ.
Tôi đã sử dụng chúng trong vòng 1 tuần, mỗi ngày đeo 20 – 30 phút vào buổi tối và đã có một số thay đổi trong sinh hoạt. Ví dụ như tôi sẽ nằm cố trên giường đến 7 giờ 30 dù tỉnh dậy trước cả 7 giờ hay ăn muộn hơn một chút và lùi thời gian làm việc xuống một chút nữa. Kết quả là sau 1 tuần, tôi đã có thể thức muộn hơn mà vẫn tỉnh táo.
4. Ai cũng có thể kiểm soát để thu được những lợi ích từ giấc ngủ
Từ những điều được chia sẻ với huấn luyện viên giấc ngủ, tôi nhận ra rằng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát giờ ngủ của bản thân để đem lại những lợi ích tốt nhất cho thể chất và tinh thần. Ngay cả trong những trường hợp ngắn hạn (đi du lịch, công tác hay lịch làm việc thay đổi) thì bạn vẫn có cách để điều hòa giấc ngủ sao cho hợp lý nhất.
Menshealth