Báo Nhật: Khủng hoảng Covid-19 sẽ tác động sâu rộng đến một chuỗi các hoạt động kinh tế quan trọng của châu Á
Các nền kinh tế châu Á dựa vào sự cởi mở hội nhập để phát triển mạnh - như các trung tâm tài chính và doanh nghiệp, như Singapore và Hong Kong; các chìa khóa của chuỗi cung ứng toàn cầu, như Đài Loan, Bangladesh và Việt Nam; hoặc các trung tâm du lịch, như Thái Lan. Vì Covid-19, các nền kinh tế này đều đang phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để tránh lây lan, dù phải đánh đổi rất nhiều hoạt động kinh tế.
- 01-04-2020Bloomberg: Không sản xuất ở Trung Quốc sẽ là xu hướng mới của ngành công nghệ, các công ty thích Việt Nam vì gần Trung Quốc
- 31-03-2020Khảo sát Quốc tế: Việt Nam là nơi có người dân tin tưởng Chính phủ nhất về chống dịch Covid-19
- 31-03-2020LHQ: Đầu tư nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển định hướng xuất khẩu sẽ giảm từ 2.000 - 3.000 tỷ USD trong 2 năm tới do Covid-19
Từ căn hộ của mình ở Thành phố Toàn cầu Bonifacio của Manila, Eric Go có thể thấy những chiếc máy bay ngang qua cửa sổ nhà mình. Giống như nhiều người ở tầng lớp trung lưu Đông Nam Á, Eric Go, người lớn lên ở Mỹ và làm việc cho một công ty thương mại điện tử, đã quen với việc di chuyển gần như liên tục giữa Philippines và Mỹ.
"Khoảng cách chưa bao giờ là vấn đề lớn với tôi. Tôi có thể lên máy bay và đi bất cứ nơi nào tôi muốn. Tôi thấy tự do", anh nói. "Kiểu như, nếu có bất ổn ở Manila, hoặc đơn giản là trời quá nóng, tôi có thể đi nơi khác. Nhưng bây giờ, tôi không thể đi đâu được".
Kể từ khi cuộc khủng hoảng Covid-19 gia tăng vào giữa tháng 3, Eric Go đã cố gắng về với cha mẹ của mình ở Mỹ. Tuy nhiên, các lệnh đóng cửa đang được thực hiện trên toàn thế giới, biên giới đang đóng lại khi các chính phủ cố gắng ngăn chặn sự lây lan của một đại dịch toàn cầu.
Tại châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Đài Loan, Việt Nam, New Zealand và Úc đều tạm dừng nhập cảnh với du khách nước ngoài. Các quốc gia khác, bao gồm cả Nhật Bản, đã đình chỉ miễn thị thực và áp dụng cách ly đối với hầu hết các trường hợp nhập cảnh. Cả thành phố đang được cách ly - đường phố vắng tanh, doanh nghiệp đóng cửa.
Các biện pháp tạo ra một cú sốc cho kỷ nguyên toàn cầu hóa. "Những tiện nghi bình thường mà bạn thường có trong cuộc sống đã biến mất. ... Câu hỏi bạn đặt ra là, tuần sau sẽ thế nào? Chúng ta sẽ còn bánh mì cho tuần tới chứ? Chúng ta vẫn còn đủ trứng chứ?" Eric băn khoăn. "Tôi chưa bao giờ phải trải qua cảnh thiếu lương thực, hay bất kỳ lệnh giới nghiêm nào trong đời".
Một người đàn ông đi qua thủ đô Manila của Philippines, nơi Tổng thống Rodrigo Duterte đã ra lệnh ngừng hoạt động vào giữa tháng 3. © Reuters
Khi đại dịch vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát, 1/3 dân số toàn cầu đang ở trong tình trạng cách ly. Lực lượng lao động rơi vào thất nghiệp tạm thời. Trường học đóng cửa. Lễ cưới, lễ tốt nghiệp và bất kỳ lễ kỷ niệm nào cũng bị trì hoãn vô thời hạn, kể cả các sự kiện thể thao toàn cầu. Các doanh nghiệp đóng cửa, có thể không bao giờ mở trở lại. Những cái chết, hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng. Kinh tế xã hội đã bị xáo trộn hoàn toàn.
Sumit Agarwal, giáo sư tài chính nổi tiếng của Low Tuck Kwong - Đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Với virus, những tác động là rất lớn. Mọi người sẽ phải suy nghĩ về các tuyến thương mại mới, năng lực sản xuất mới...".
Đóng cửa
Các nền kinh tế châu Á đã dựa vào sự cởi mở hội nhập để phát triển mạnh - như các trung tâm tài chính và doanh nghiệp, như Singapore và Hong Kong; các chìa khóa của chuỗi cung ứng toàn cầu, như Đài Loan, Bangladesh và Việt Nam; hoặc các trung tâm du lịch, như Thái Lan. Vì Covid-19, các nền kinh tế này đều đang phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để tránh lây lan, dù phải đánh đổi rất nhiều hoạt động kinh tế.
Amitendu Palit, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết: "Những gì chúng ta đang thấy hiện nay là sự tê liệt gần như hoàn toàn của nền kinh tế toàn cầu. Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ thấy những hạn chế trên một phạm vi rộng như vậy".
Palit, nhà nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về thương mại, cho rằng những thay đổi đột ngột đối về việc di chuyển trên toàn cầu đã khiến các công ty phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng của họ.
Trong vài năm qua, các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, đã thu hút các nhà sản xuất đã rời khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan của Mỹ, được coi là một phần của "cuộc chiến thương mại" giữa Nhà Trắng với chính quyền Bắc Kinh.
"Ngay cả trước đó, các nhà sản xuất cũng đã tận dụng mức thuế thấp giữa các nước Đông Nam Á để tận dụng chi phí lao động thấp và hỗ trợ của chính phủ. Một hộp số cho một chiếc ô tô được lắp ráp tại Việt Nam hoặc Ấn Độ có thể phải di chuyển qua biên giới các quốc gia 5-6 lần, với giá trị gia tăng ở từng giai đoạn. Đại dịch có thể làm "sụp đổ" hệ thống đó", Palit nhận xét.
Công nhân tại một nhà máy ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, livestream các sản phẩm của họ ở ngoài trời, tìm các giải pháp thay thế để tiếp tục vượt qua đại dịch. © Hình ảnh của Getty
Các công ty nhận ra rằng: các lô hàng đang bị giữ vô thời hạn tại các cảng, vì các cơ quan hải quan đã rơi vào quá tải, hoặc bị phong tỏa. Khi gặp phải những rủi ro này, các công ty có thể sẽ cố gắng tập trung chuỗi cung ứng của họ đến càng ít địa điểm và nhà cung cấp càng tốt. Họ sẽ xây dựng hệ thống tồn kho lớn hơn nhiều, thay vì dựa vào chuỗi cung ứng Just-in-time đã trở nên thịnh hành trong thập kỷ qua.
"Điều này sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức tổ chức sản xuất" Palit nói.
"Sự thiếu hợp tác giữa các quốc gia là cốt lõi của vấn đề", Julien Chaisse, giáo sư luật tại Đại học Thành phố Hong Kong, người nghiên cứu về toàn cầu hóa cho hay. "Và tôi khá lo ngại rằng: chừng nào còn chưa có sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát, thì chừng đó tác động kinh tế tiêu cực còn kéo dài".
Sự sụp đổ của chuỗi cung ứng sẽ có tác động rất lớn đến việc làm. Tổ chức Lao động Quốc tế đã cảnh báo rằng 25 triệu việc làm có nguy cơ bị mất do đại dịch. Liên đoàn Công đoàn tại Myanmar cho biết, 27 nhà máy dệt ở nước này đã ngừng hoạt động kể từ khi bắt đầu khủng hoảng.
Lao động nhập cư - ILO ước tính có hơn 33 triệu người ở châu Á và Thái Bình Dương - sẽ đặc biệt khó khăn. Dòng kiều hối đóng góp đáng kể cho các nền kinh tế trong khu vực. Chỉ riêng Philippines đã nhận được hơn 34 tỷ USD hàng năm từ kiều hối.
Hàng chục ngàn công nhân từ Myanmar, Campuchia và Lào đã chạy trốn khỏi Thái Lan. Việc đóng cửa biên giới của Singapore với Malaysia đã cắt giảm hàng ngàn nhân công. Singapore trước nay vẫn dựa vào lao động chi phí thấp từ bang Johor để vận hành các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ.
Một ga tàu bỏ hoang ở Mumbai, Ấn Độ, sau khi các dịch vụ đã bị dừng để ngăn chặn sự lây truyền của coronavirus. © Reuters
"Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề", theo Walter Theseira, nhà nghiên cứu thị trường lao động - phó giáo sư của kinh tế tại Đại học Khoa học Xã hội Singapore nhận xét.
"Không giống như cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, cuộc khủng hoảng này sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến kinh doanh, cách thức tổ chức xã hội, và cả chính trị", Sertac Yeltekin, giám đốc điều hành của Insitor Partners, một quỹ đầu tư mạo hiểm xã hội có trụ sở tại Singapore đánh giá.
Một người đàn ông đi qua Seoul: Hàn Quốc đã được ca ngợi vì hành động nhanh chóng và xử lý minh bạch căn bệnh này. © Reuters
"Chúng ta có thể ngăn chặn điều này. Giống như chúng ta có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính, ngăn chặn biến đổi khí hậu. Chúng ta có thể ngăn chặn tất cả những rủi ro này. Nhưng chúng ta có muốn ngăn chặn hay không lại là một lựa chọn chính trị", Ian Goldin, giáo sư toàn cầu hóa và phát triển tại Đại học Oxford nhận định. "Nhưng, không có bức tường nào đủ cao để ngăn chặn một đại dịch. Cái chúng ta cần là khả năng hợp tác, các kỹ năng và những thứ khác. Quan trọng là chúng ta có hiểu điều đó hay không".
Nikkei Asian Review
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19