Nghị định PPP: Vốn của nhà đầu tư không được thấp hơn 10% tổng vốn đầu tư dự án
Hình thức đối tác công tư PPP là hình thức hợp đồng giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư, doanh nghiệp để thực hiện, vận hành và quản lý dự án.
- 26-02-2015Bộ trưởng Thăng: “Làm đường cao tốc không được ảnh hưởng nợ công”
- 24-02-20155 điều kiện lựa chọn dự án theo hình thức đối tác công tư
Tóm tắt:
- Hình thức đối tác công tư PPP là hình thức đầu tư hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
- Các dự án được lựa chọn đầu tư theo hình thức PPP phải đáp ứng đủ 5 điều kiện.
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng.
- Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án cho bên cho vay hoặc nhà đầu tư khác
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP. Đây là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
Theo Nghị định mới ban hành, Chính phủ quy định rõ về Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.Theo đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được xác định theo nguyên tắc lũy tiến. Cụ thể, đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 15% của phần vốn này; Đối với phần vốn trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10% của phần vốn này.
Nghị định cũng quy định rõ 5 điều kiện mà Dự án được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư phải đáp ứng đầy đủ gồm:
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định này;
- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;
- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;
- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Các dự án chưa có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương phải được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các dự án đáp ứng các điều kiện trên, có khả năng thu hồi vốn từ hoạt động kinh doanh được ưu tiên lựa chọn.
Ngoài ra, các Nhà đầu tư được đề xuất thực hiện dự án ngoài các dự án, danh mục dự án do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và công bố theo quy định trên. Tuy nhiên, Nghị định cũng quy định rõ, các dự án do các Nhà đầu tư đề xuất vẫn phải đáp ứng đủ 5 điều kiện nêu trên, và nếu Nhà đầu tư là doanh nghiệp Nhà nước thì phải liên danh với doanh nghiệp khác để đề xuất dự án.
Một điểm quan trọng trong Nghị định này, là quy định Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án cho bên cho vay hoặc nhà đầu tư khác nếu việc chuyển nhượng đó không ảnh hưởng đến mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án và phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đầu tư vàcác điều kiện khác đã thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
>>> Bộ trưởng Thăng: “Làm đường cao tốc không được ảnh hưởng nợ công”
>>>Dòng sự kiện: PPP-Cửa mở cho tư nhân đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng lớn
Thanh Mai
Tài chính Plus
- Chuẩn bị khởi công 8 dự án tổng mức 1 tỷ USD
- 10 điểm mới giúp PPP thành "cây đũa thần" đối với nhà đầu tư
- Nghị định mới về PPP: “Không có chuyện độc quyền nhà nước chuyển sang độc quyền tư nhân”
- Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP
- Tuấn Lộc và Yên Khánh: Đại gia mới nổi lĩnh vực hạ tầng giao thông