MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Brexit và những tác động tới kinh tế Việt Nam

Kịch bản người Anh dứt áo ra đi khỏi EU (Brexit) là đám mây đen lởn vởn nhiều tuần nay trên thị trường tài chính và chứng khoán toàn cầu. Theo các chuyên gia kinh tế, sự kiện này cũng có ảnh hưởng nhất định tới kinh tế Việt Nam.

TS. Lê Đăng Doanh
TS. Lê Đăng Doanh
Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
76 bài viết
  • Giá vàng trong nước tăng cao bất thường so với thế giới mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong lúc này, cơ quan chức năng quản lý việc kinh doanh vàng như Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc kiểm tra, lành mạnh thị trường kinh doanh vàng trong nước
  • Có vốn nhưng không giải ngân được, bị "ngâm" quá lâu thì sẽ không đáp ứng được mục tiêu cấp bách của chương trình phục hồi và phát triển trong 2 năm 2022-2023

Những ngày này, không chỉ nước Anh mà cả thế giới đang sôi sục theo dõi diễn biến cho đến phút chót của cuộc bỏ phiếu ra đi hay ở lại Liên minh châu Âu ( EU ) của Anh.

Kinh tế Anh hứng “sốc”

Nếu Brexit xảy ra, dĩ nhiên nước đầu tiên hứng cú sốc là Anh. Theo tính toán của chính phủ, G EU của nước này có nguy cơ tổn thất khoảng 100 tỷ GBP (145 tỷ USD) trong năm 2020. Người dân trong nước sẽ bị tước mất khoảng 950.000 việc làm, nâng tỷ lệ thất nghiệp lên 3%.

Về phần mình, Bộ Tài chính Anh dự báo cảnh báo Brexit sẽ lập tức làm cho đồng bảng Anh mất giá 12%, tác động tiêu cực đẩy giá thực phẩm, tiền thuê nhà và chi phí du lịch ở châu Âu.

Còn theo tính toán của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong trường hợp lạc quan nhất khi Anh vẫn được tiếp cận thị trường chung và nhanh chóng xua tan bất ổn, G EU của nước này sẽ giảm 1,4% vào năm 2021.

Còn trong kịch bản xấu, tức là London bị chặn đường vào thị trường chung EU, tổn thất về G EU sẽ lên đến 4,5%. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp Anh có thể thể thiệt hại lên đến 9 tỷ bảng Anh (13,2 tỷ USD) tiền thuế nhập khẩu bổ sung mỗi năm.

“Đảo quốc sương mù” có thể tiết kiệm một khoản khá đóng góp vào ngân sách EU sau khi đã rút khỏi liên minh. Tuy nhiên IMF lại cảnh báo con số này chỉ như “muối bỏ bể” trong dài hạn, khi so với tổn thất nảy sinh do bất ổn và chi phí thương mại tăng gấp nếp.

Khi tách khỏi Brussels, London sẽ đánh mất vị thế là tụ điểm tài chính của châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng theo đó mà tìm đường đến các nước khác ở “Lục địa già” như Pháp, Đức hay Italy.

Châu Âu “vạ lây”

Không chỉ Anh, mà nhiều quốc gia châu Âu khác cũng đang đứng bên bờ vực bị “vạ lây” vì Brexit.

Đây sẽ là một gánh nặng mới với toàn khối EU, bên cạnh những thách thức còn tồn tại về kinh tế, cuộc khủng hoảng di cư cũng như sự trỗi dậy của nước Nga.

Ngoài ra, khi đã có tiền lệ, không ai có thể khẳng định sẽ không có những quốc gia khác trong số 28 nước thành viên lợi dụng quyết định của Anh để đòi độc lập.

Bộ trưởng Tài chính Phần Lan ví Brexit như vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers ở châu Âu. Cơn địa chấn tài chính này đã loang ra thành khủng hoảng tài chính tại Mỹ và sau đó là khủng hoảng toàn cầu hồi năm 2008.

Nền kinh tế Anh hiện chiếm khoảng 1/6 của toàn khu vực, chiếm 1/10 giá trị xuất khẩu của EU tới Anh và xuất khẩu từ Anh vào EU chiếm 1/2 kim ngạch. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều có thặng dư thương mại với Anh.

Cơ quan tư vấn tài chính và kinh tế Euler Hermes cho rằng Bỉ, Ireland, Hà Lan, Đức, Pháp và nước phi thành viên là Mỹ sẽ bị thiệt hại do là bạn hàng lớn của Anh.

Theo ước tính, cán cân thương mại của Đức đối với nước Anh có thể bị giảm 6,8 tỷ euro một năm, trong đó ngành công nghệ xe ô tô của Đức thất thu đến gần 2 tỷ. Thiệt hại đối với các doanh nghiệp Pháp là khoảng hơn 3 tỷ euro một năm.

Châu Á chịu tác động hạn chế

Theo tính toán của tổ chức Capital Economics, hiện kim ngạch xuất khẩu đến Anh chỉ chiếm 0,7% tổng G EU các nước toàn châu Á. Do đó, nếu Anh giảm 25% kim ngạch nhập khẩu từ châu Á, G EU toàn khu vực sẽ chỉ giảm chưa đầy 0,2%.

Chuyên gia cơ quan này chỉ ra một số nước sẽ bị ảnh hưởng nhãn tiền từ Brexit, trong đó có Campuchia, Việt Nam và Hong Kong, những nước có mối quan hệ thương mại đáng kể với London.

Riêng đối với Trung Quốc, nước này có kim ngạch xuất khẩu sang Anh chiếm chỉ 0,5% G EU , một con số không quá lớn, nên ảnh hưởng đối với kinh tế là không đáng kể.

Tuy nhiên, nếu xét về mặt tài chính, London đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Đây hiện là trung tâm giao dịch đồng nhân dân tệ lớn thứ nhất thế giới, nếu không tính Hong Kong.

Với vị thế đầu tàu tài chính của thế giới, nằm giữa lòng EU và có múi giờ chồng lấn Đông Á, châu Âu và Mỹ, London là bệ phóng hoàn hảo để Trung Quốc quảng bá đồng nội tệ ra khỏi biên giới châu Á. Mất đi một “cửa ngõ” tài chính lý tưởng như vậy được xem là một mất mát lớn với Bắc Kinh.

Việt Nam thì sao?

Nói với chúng tôi, TS. Lê Đăng Doanh, Nguyên viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Việt Nam không nằm ngoài các nước bị ảnh hưởng bởi Brexit do có quan hệ thương mại với Anh. Đồng bảng Anh biến động mạnh sẽ ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Ông Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới cũng cho rằng nếu Anh rời EU sẽ có những tác động xấu đến Việt Nam cả về thương mại và đầu tư.

Thực tế, khi xét về quan hệ thương mại, Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh liên tục tăng trong những năm qua.

Dù không phải con số quá lớn, nhưng trong quan hệ thương mại Việt - Anh nhiều năm trở lại đây, chúng ta luôn duy trì mức xuất siêu vào nước này. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Anh đạt tăng trưởng kép (CAGR) gần 17% trong giai đoạn 2008-15, đạt mức kỷ lục 4,65 tỷ USD trong năm 2015, tương đương 15% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU.

Tính riêng 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã duy trì thặng dư thương mại với Anh ở mức 3,9 tỷ USD trong năm 2015 và 1,7 tỷ USD

Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến lại tỏ ra “nhẹ nhàng” hơn khi nói về Brexit và những tác động tới vấn đề thương mại của Việt Nam.

Bộ phận nghiên cứu Maybank Kim Eng (MBKE) mới đây cho biết, nếu Anh rời EU, nền kinh tế Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng lớn. MBKE cho rằng Anh không phải là đối tác quá lớn đối với Việt Nam ở cả góc độ kinh tế lẫn chính trị.

Dù tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, xuất khẩu sang Anh chỉ chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015.

Gần 47% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh là điện thoại, máy tính, các linh kiện và thiết bị điện tử khác. Xuất khẩu của nhóm sản phẩm này phụ thuộc vào sự thành công (hay thất bại) của các dòng sản phẩm/mẫu mã mới của các nhà sản xuất như Samsung, Sony, Toshiba, Foxconn... hơn là các thỏa thuận thương mại ở mức quốc gia giữa Việt Nam với Anh như một phần của EU hay trên cơ sở độc lập.

Các mặt hàng xuất khẩu lớn tiếp theo đó là hàng dệt may, giày dép và các sản phẩm gỗ nói chung, về bản chất có độ đàn hồi tốt hơn, hay nói một cách khác là ít bị ảnh hưởng hơn.

Nhập khẩu từ Anh chỉ chiếm khoảng 4% tổng nhập khẩu vào Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng có thể được thay thế tương đối dễ dàng nếu bất cứ điều gì xảy ra đối với các nguồn cung cấp.

Điều khiến MBKE e ngại, đó là triển vọng Hiệp định thương mại FTA giữa EU và Việt Nam. Do hiệp định này chưa được phê chuẩn bởi Nghị viện Châu Âu, đàm phán có thể phải bắt đầu lại một cách riêng rẽ giữa Việt Nam với Anh và Việt Nam với EU.

Ông Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề này. Hiện Việt Nam đang hoàn tất hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Anh rút ra khỏi EU thì chắc chắn sẽ không theo những quy định về thương mại tự do như trong hiệp định nữa. Nếu muốn, chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian đàm phán riêng với quốc gia này, ông Lược nhấn mạnh.

Vấn đề ảnh hưởng lớn thứ hai là có lẽ là tỷ giá, ít nhất là biến động trong ngắn hạn.

Ông Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế thế giới - Viện kinh tế chính trị cho biết: Nếu Anh rời khỏi EU, Brexit có thể khiến đồng bảng Anh xuống giá, dẫn đến những bất ổn trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới.

Vị chuyên gia này bày tỏ lo ngại, đồng bảng Anh mất giá thì hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam sẽ kém cạnh tranh hơn. “Lo ngại lớn nhất đó là các doanh nghiệp đang có lượng xuất khẩu lớn vào Anh hoặc đang nhắm chủ yếu vào thị trường này. Họ sẽ bị ảnh hưởng. Những doanh nghiệp này cần phải có những tính toán về vấn đề tỷ giá”, ông Sơn nói.

Đồng thời, theo ông Sơn, đồng bảng Anh mất giá đi, kinh tế Anh có chao đảo thì các công ty Anh đầu tư vào Việt Nam sẽ có những thay đổi. “Về mặt lý thuyết là như vậy, còn ảnh hưởng ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào thực tế dòng vốn FDI từ Anh đổ vào Việt Nam nhiều hay ít. Theo tôi được biết con số này không nhiều lắm, nên tác động sẽ không phải là lớn”, ông Sơn nói.

Ông Sơn nhấn mạnh thêm: Nhìn chung, Anh không phải là đối tác quá lớn đối với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại, đầu tư nên tác động từ việc Anh đi hay ở EU đối với Việt Nam cũng sẽ không phải quá lớn.

Trong khi đó, Công ty Chứng khoán dầu khí đánh giá rằng Brexit tác động đáng kể tới thị trường thế giới. Dòng tiền sẽ chuyển dịch khỏi các thị trường rủi ro và TTCK Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ, do đó nhiều khả năng nhà đầu tư nước ngoài sẽ bán ròng trên TTCK Việt Nam trong thời gian tới nếu Brexit trên xảy ra.

Brexit có thực sự xảy ra hay không thì vẫn phải đợi kết quả cuối cùng của cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/6. Nhưng theo kết quả thăm dò dư luận mới đây nhất sau vụ ám sát nghị sĩ phản đối Brexit tại Anh, tỷ lệ người ủng hộ việc ở lại EU đã vượt lên cao hơn phe phản đối.

Theo Mạnh Nguyễn- Huyền Phương

BizLIVE

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên