Các nhà khoa học phát hiện ra quy luật tăng tuổi thọ: Giảm khẩu phần ăn giúp sống lâu hơn 20 năm!
Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Ăn một lượng vừa đủ không chỉ giúp giữ dáng mà còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ đáng kinh ngạc.
- 20-10-2021Không muốn gan “thối rữa” thì tuyệt đối tránh xa 4 loại thực phẩm này: Số 3 là cái tên đa số người Việt không thể ngờ đến!
- 20-10-2021Thức uống giúp người Nhật sống trường thọ và giảm lượng đường trong máu, hóa ra ở nước ta cũng bán rất nhiều và rẻ
- 20-10-20213 biểu hiện bất thường ở mắt cho thấy có thể gan đang bị bệnh
Dân gian có câu: "Mỗi bữa ăn 7 phần, sống khỏe đến già". Từ những năm 1930 đến nay, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên giun, chuột, khỉ... và nhận thấy rằng nếu có thể giảm 30% lượng bữa tối hàng ngày thì sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Khoa học hiện đại cũng khẳng định rằng giảm 1/3 khẩu phần có tác dụng tăng tuổi thọ lên đến 20 năm.
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng ăn no 70% đã có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vào bữa tối. Vì hoạt động sau bữa tối của chúng ta không nhiều như ban ngày nên nếu ăn nhiều sẽ làm tăng nhu động tiêu hóa vào ban đêm.
Hơn nữa, tuân thủ nguyên tắc ăn no 70% về lâu dài không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn giúp tinh thần luôn tỉnh táo! Viện Lão hóa Quốc gia Hoa Kỳ đã làm một thí nghiệm trên chuột, kết quả thí nghiệm cho thấy giảm ăn có thể cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Những tác hại của việc ăn uống không kiểm soát:
1. Béo phì
Những thực phẩm giàu chất béo, giàu đạm mà con người hiện đại thường ăn rất khó tiêu hóa. Những chất dinh dưỡng này nếu không tiêu hóa hết sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ trong cơ thể, hậu quả là béo phì và hàng loạt các bệnh liên quan.
“Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng béo phì có thể gây ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, xơ cứng động mạch, viêm túi mật… Cùng với đó là hàng trăm biến chứng khác”, chuyên gia dinh dưỡng Hong Zhaoguang cho biết.
Hình minh họa (Ảnh: The Foodstate Company)
2. Bệnh dạ dày
Tác hại trực tiếp do ăn quá no là tăng gánh nặng cho dạ dày dẫn đến chứng khó tiêu. Tế bào mô niêm mạc dạ dày của con người khá nhạy cảm và cần được phục hồi 2-3 ngày một lần.
Nếu thức ăn bữa trước chưa kịp tiêu hóa mà bữa sau lại đầy bụng sẽ khiến dạ dày luôn trong tình trạng làm việc, niêm mạc dạ dày không có thời gian phục hồi. Điều này khiến dạ dày phải tiết ra một lượng lớn dịch vị để tiêu hóa thức ăn sẽ phá hoại niêm mạc, lâu ngày sẽ dẫn tới viêm loét dạ dày.
3. Căng thẳng
Ăn quá no sẽ khiến não bộ không còn được nhanh nhạy. Ngoài ra nó còn đẩy nhanh quá trình lão hóa não. Sau khi ăn no, máu trong cơ thể sẽ cần tập trung vào hệ tiêu hóa để làm việc khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải kéo dài.
4. Ung thư
Các nhà khoa học Nhật Bản chỉ ra rằng, ăn quá no sẽ làm giảm hoạt động ức chế các yếu tố sinh ung thư tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
5. Bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer
Các chuyên gia Nhật Bản cũng phát hiện khoảng 30% - 40% bệnh nhân Alzheimer là những người có thói quen ăn quá no ở độ tuổi thanh niên và trung niên.
6. Loãng xương
Ăn no trong thời gian dài có xu hướng gây ra quá trình vôi hóa xương, khả năng bị loãng xương sẽ tăng cao ở nhưng người thuộc nhóm này.
Hình minh họa (Ảnh: Lifeline Singapore)
7. Bệnh thận
Ăn quá nhiều sẽ dẫn tới quá nhiều chất được đào thải qua thận, làm tăng gánh nặng cho thận và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Câu hỏi đặt ra: Ăn no 70% là như thế nào, làm thế nào để biết đã ăn đủ?
Để trả lời câu hỏi này, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ăn no. Theo đó, cảm giác no 70% tức là bụng không còn đói, có thể ăn tiếp nhưng không còn thấy thèm ăn.
Ngoài việc áp dụng nguyên tắc ăn no 70%, để giữ gìn sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, chúng ta cũng cần chú ý các điểm sau:
1. Tập trung khi ăn
Cảm giác no là bản năng của con người và được phát tín hiệu từ não bộ. Tuy nhiên, cảm giác no ở các mức độ khác nhau chỉ có thể cảm nhận được khi bạn thật sự tập trung vào nó. Nếu bạn nói chuyện hoặc xem TV trong khi ăn, bạn sẽ khó cảm nhận được sự thay đổi trong cảm giác và vô tình ăn quá nhiều.
2. Nhai chậm
Nhai thức ăn một cách từ tốn không chỉ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn mà còn giúp chúng ta cảm nhận được mức độ của cảm giác đói. Với phương pháp này, chúng ta hoàn toàn có thể xác định thời điểm dừng ăn thích hợp.
Hình minh họa (Ảnh: Healthline)
3. Tăng ngũ cốc, giảm tinh bột
Ngũ cốc thô rất giàu chất xơ, có thể làm tăng nhu động đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa đường tiêu hóa. Chúng còn có tác dụng giảm táo bón và các bệnh khác gây nguy hiểm cho sức khỏe đường tiêu hóa.
Gạo được xát kĩ tuy ngon, nhưng lượng calo cao, sẽ làm tăng nguy cơ béo phì nếu ăn nhiều. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, nên phối hợp ăn ngũ cốc thô cùng với cơm một cách hợp lý.
4. Ăn đa dạng, phù hợp
Với nhịp sống hối hả và công việc ngày càng gấp gáp, việc sắp xếp khẩu phần ăn 3 bữa một ngày đã bị bỏ qua. Nhiều người có khi chỉ cần uống một cốc sữa đậu nành là đủ cho bữa sáng hay là ăn mì gói cho bữa tối.
Những bữa ăn như vậy không những không đủ chất dinh dưỡng mà còn có hại cho sức khỏe. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng nên ăn 3 bữa một ngày đúng cách để có sức khỏe tốt. Thực phẩm chủ yếu cho các bữa ăn bao gồm rau, protein, thịt... và phải được kết hợp phù hợp.
5. Không ăn tối quá muộn
Ăn sau 7h tối, nhất là khi ăn những món ăn như thịt nướng, bánh ngọt... sẽ dẫn tới hậu quả không chỉ tăng cân mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh. Vào ban đêm, đường tiêu hóa sẽ cần được nghỉ ngơi. Nếu ăn vào thời điểm này sẽ gây gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa, lâu ngày còn gây tổn thương cho cơ thể. Vì vậy, nếu muốn khỏe mạnh và sống thọ, nên giảm số lượng đồ ăn nhẹ ban đêm.
Nguồn: Abolouwang