MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chồng qua đời để lại 2 tỷ đồng trong tài khoản, vợ đi rút tiền thì bị kiện vì tội chiếm đoạt: Tòa án Trung Quốc ra phán quyết gây bất ngờ

06-12-2024 - 09:38 AM | Sống

Chồng qua đời để lại 2 tỷ đồng trong tài khoản, vợ đi rút tiền thì bị kiện vì tội chiếm đoạt: Tòa án Trung Quốc ra phán quyết gây bất ngờ

Bà lão không biết rằng hành động của bản thân có thể bị quy vào tội chiếm đoạt tài sản của người đã khuất.

Năm 2017, một sự việc liên quan đến tranh chấp tài sản của người quá cố đã trở thành chủ đề bàn tán trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc. Theo đó, sau khi rút tiền trong tài khoản của chồng đã mất, người vợ liền bị ngân hàng kiện ra tòa vì tội danh nghiêm trọng. Sau cùng, dưới sự xem xét công tâm của tòa án, vụ việc đã được xét xử ổn thỏa, làm hài lòng cả hai bên. 

Cụ thể, vợ chồng bà Minh sống tại một xã nhỏ của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Cả hai kiếm sống bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt. Sau nhiều năm làm lụng vất vả, vợ chồng bà Minh tích góp được khoản tiền 600.000 Nhân dân tệ (khoảng 2,09 tỷ đồng) để lo cho con cái. 

Đến cuối năm 2016, ông Minh tới ngân hàng để làm thủ tục mở sổ tiết kiệm. Ông đứng tên gửi 600.000 Nhân dân tệ vào sổ với kỳ hạn 1 năm. Không may sau đó, ông Minh lâm bệnh nặng rồi qua đời. Sự ra đi đột ngột của ông đã để lại cú sốc lớn tinh thần cho vợ và con trai. 

Chồng qua đời để lại 2 tỷ đồng trong tài khoản, vợ đi rút tiền thì bị kiện vì tội chiếm đoạt: Tòa án Trung Quốc ra phán quyết gây bất ngờ- Ảnh 1.

Bà Minh đến ngân hàng rút tiền để về lo đại sự cho con trai. Ảnh minh họa.

Suốt nhiều tháng sau đó, bà Minh mất ăn mất ngủ vì thương chồng. Mãi cho đến khi con trai thông báo lấy vợ, bà mới có thể gạt đi nỗi đau để chu toàn cho đại sự của con. Biết con muốn mua nhà mới, sau nhiều lần suy nghĩ, bà Minh quyết định dùng số tiền tiết kiệm mà 2 vợ chồng dành dụm nhiều năm để vun vén cho con. 

Hôm đó, bà Minh mang chứng minh nhân dân của bản thân và của người chồng đã mất đến ngân hàng để làm thủ tục rút tiền. Vì chứng minh nhân dân của chồng vẫn còn hiệu lực nên bà Minh dễ dàng rút được khoảng tiền 600.000 Nhân dân tệ kèm lãi suất tương ứng rồi đem về nhà. Rút tiền xong, một phần bà cho con trai mua nhà. Số còn lại bà dùng để sửa sang nhà cửa và sắm thêm một vài đồ dùng thiết yếu. Những tưởng mọi việc sẽ kết thúc trọn vẹn ở đây. Vậy mà vài tháng sau, bà Minh sửng sốt khi nhận được thông báo hoàn trả tiền của ngân hàng.

Theo đó, phía ngân hàng cho rằng các thủ tục mà bà Minh đã thực hiện không đúng với quy định của pháp luật. Do đó, họ hiệu cầu bà hoàn trả đúng số tiền 600.000 Nhân dân tệ kèm lãi suất tương ứng đã rút ra. Tuy nhiên, bà Minh một mực khẳng định số tiền này là tài sản chung của vợ chồng bà, do đó bà có quyền lấy đi. 

Sau nhiều lần làm việc và xảy ra mâu thuẫn, phía ngân hàng quyết định kiện bà Minh ra tòa. Họ yêu cầu bà phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã rút từ tài khoản của người chồng quá cố.

Sau khi tiếp nhận đơn kiện của ngân hàng, phiên tòa đã được diễn ra với sự có mặt của các bên liên quan. 

Chồng qua đời để lại 2 tỷ đồng trong tài khoản, vợ đi rút tiền thì bị kiện vì tội chiếm đoạt: Tòa án Trung Quốc ra phán quyết gây bất ngờ- Ảnh 2.

Ngân hàng đã nhờ đến pháp luật để làm rõ sự việc. Ảnh minh họa.

Phía ngân hàng lập luận rằng, sau khi ông Minh qua đời, tiền gửi của ông sẽ được coi là di sản. Không ai có quyền rút số tiền này nếu không được ông Minh trao quyền thừa kế. Do đó, việc bà Minh rút 600.000 Nhân dân tệ từ tài khoản của ông Minh có thể coi là hành vi chiếm đoạt trái phép.

Phía bà Minh cũng không chịu nhượng bộ. Bà khẳng định vợ chồng đã sống với nhau hàng chục năm. Số tiền 600.000 Nhân dân tệ là tài sản mà cả hai đã cùng dành dụm nhưng do ông Minh đứng tên để gửi tiết kiệm. Giờ đây, khi ông Minh đã qua đời, bà là người duy nhất có quyền quản lý số tiền đó.

Xem xét kỹ lưỡng sự việc, tòa án đã đưa ra phán quyết cuối cùng. Bà Minh có thể giữ lại số tiền 600.000 Nhân dân tệ đã rút từ tài khoản của chồng mà không cần trả lại ngân hàng. Tuy nhiên, bà cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ công chứng liên quan đến thủ tục thừa kế cho ngân hàng. 

Sau khi vụ kiện tụng giữa ngân hàng và gia đình bà Minh chấm dứt, nhiều người cho rằng phía ngân hàng cũng cần đứng ra chịu trách nhiệm vì những sai sót trong quá trình thực hiện giao dịch, dẫn đến trường hợp chưa cung cấp đủ giấy tờ đã có thể rút tiền từ tài khoản người quá cố.

(Theo Toutiao) 

Khuê Hiền

Đời Sống Pháp Luật

Trở lên trên