Chuyên gia: Chính sách tiền tệ cần thời gian để hấp thụ, lãi suất cho vay không giảm ngay lập tức
Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp hiện nay không chỉ nằm ở câu chuyện lãi suất, cũng không phải do các ngân hàng thắt chặt cho vay.
- 18-06-2023Ngân hàng tuần qua: Lãi suất điều hành chưa giảm, nhiều ngân hàng đã "chạy trước" giảm lãi suất tiền gửi; 2 nhà băng chuẩn bị trả cổ tức
- 18-06-2023Giảm lãi suất điều hành: Cơ sở để các ngân hàng hạ lãi suất huy động và cho vay
- 17-06-2023Sau giảm lãi suất, hành động tiếp theo của NHNN sẽ là gì?
-
Đối với đầu tư chứng khoán nói chung và để có hiệu quả, các nhà đầu tư phải phân tích rất khoa học về môi trường đầu tư, rủi ro có thể xảy ra trong thời gian đầu tư. Tóm lại, đầu tư chứng khoán là hành vi có cân nhắc cao và sự am hiểu.
-
Hiện đang có những điểm sáng có thể giúp tăng trưởng tín dụng, khi khả năng hấp thụ vốn sẽ dần tốt hơn từ nay tới cuối năm
Từ hôm nay (19/6), quyết định giảm hàng loạt lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước chính thức có hiệu lực. Trong đó, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ mức 3,5%/năm xuống 3,0%/năm.
Ngoài ra, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,75%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ mức 4,5%/năm xuống 4,0%/năm.
Bước đi có sự tính toán
Theo nhận định của TS. Châu Đình Linh – Trường đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, động thái giảm lãi suất lần thứ 4 liên tiếp của Ngân hàng Nhà nước là bước đi đã có sự tính toán, dựa trên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là động thái kịp thời, phù hợp với tín hiệu đã phát từ trước. Trước đó một số lãnh đạo NHNN, chuyên gia trong tổ tư vấn tiền tệ cũng nhận định còn dư địa để tiếp tục giảm lãi suất điều hành.
“Hiện nay nền kinh tế có một số trục trặc về khả năng hấp thụ vốn và trong đó có phần do chi phí lãi vay cao, ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc giảm lãi suất sẽ phần nào tác động tích cực, thúc đẩy nhu cầu vốn tăng trở lại”, ông nói.
Ngoài ra, vị chuyên gia cũng cho rằng, việc giảm lãi suất cũng đã được cân nhắc dựa trên những biến số trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, các yếu tố trong nước và tín hiệu điều hành lãi suất của các NHTW lớn trên thế giới như FED và một số nước có ảnh hưởng lớn tới Việt Nam. Hiện nay chúng ta đã nghiêng về thúc đẩy tăng trưởng, chứ không còn tập trung kiểm soát lạm phát do lạm phát đã khá ổn định.
Trên thực tế, trước đó NHNN đã có 3 lần lãi suất điều hành (ngày 15/3, 3/4 và 25/5), tuy nhiên lãi suất cho vay đến nay vẫn còn cao. Giải thích điều này, chuyên gia cho biết, việc giảm lãi suất điều hành sẽ có độ trễ nhất định để tác động tới lãi suất cho vay trên thị trường 1, bởi lãi suất cho vay còn chịu ảnh hưởng lãi suất của các khoản huy động cũ. Do đó, thị trường cần thời gian để hấp thụ sự điều chỉnh này.
Giảm lãi suất để đón tính chu kỳ nhu cầu vốn
Tuy có độ trễ nhưng nhưng giảm lãi suất điều hành là cần thiết, đặc biệt sẽ có tác động tích cực hơn trong nửa cuối năm.
Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp không chỉ nằm ở câu chuyện lãi suất, cũng không phải do các ngân hàng thắt chặt cho vay, mà ở việc doanh nghiệp có muốn vay vốn để thực hiện phương án kinh doanh hay không, và họ vay để làm gì còn phụ thuộc vào đơn hàng đầu ra.
Trên thực tế, việc tín dụng tăng chậm nửa đầu năm nay có liên quan đến tính chu kỳ của các ngành. Theo TS Châu Đình Linh, những năm trước, tín dụng tăng rất nóng ở một số nhóm ngành những tháng đầu năm, thường nằm ở nhóm rủi ro như bất động sản, chứng khoán. Tuy nhiên những lĩnh vực này lại đang gặp nhiều khó khăn và trục trặc nên sức hấp thụ vốn xuống thấp, dẫn đến tăng trưởng tín dụng chung của toàn nền kinh tế đầu năm nay thấp hơn các năm trước.
Trong khi đó, những lĩnh vực sản xuất, thương mại, logistic,…thường sẽ có nhu cầu vốn rất cao trong 6 tháng cuối năm. Việc giảm lãi suất sẽ tăng cường dòng vốn chi phí thấp cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dĩ nhiên, tín dụng bất động sản cũng sẽ được hưởng lợi từ câu chuyện giảm lãi suất.
Theo ông Linh, cũng không nên quá lo ngại việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ khiến dòng vốn tập trung chảy vào bất động sản. Từ trước đến nay, tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam có sự tương quan cao với ngành bất động sản. Đây cũng là nhóm ngành có vốn hoá lớn thứ hai trên sàn chứng khoán, chỉ sau nhóm tài chính – ngân hàng. Đóng góp của ngành bất động sản trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam là khá cao. Do đó, những chính sách hỗ trợ bao gồm cả hỗ trợ tín dụng là cần thiết lúc này để thị trường này đi vào ổn định và có quy củ. Sau đó, cần có các biện pháp dài hạn để hướng dòng vốn chính vào các ngành sản xuất, kinh doanh, có thể thông qua các gói tín dụng ưu đãi, hoặc chính sách ưu tiên cấp tín dụng dễ dàng hơn.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: FTalk - Chuyên gia talk
Xem tất cả >>- VDSC: Phát hành tín phiếu không phải là tín hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ, nhưng không gian để nới lỏng thêm tương đối hạn chế
- Kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023, 2024
- Tỷ giá tăng cao: ‘kẻ cười, người khóc’
- Liệu có cơ hội đầu tư cổ phiếu bảo hiểm khi lãi suất tiền gửi giảm sâu?
- Lãi suất tiết kiệm chạm đáy, người dân 'đổ tiền' vào đâu?