Cụ ông 77 tuổi vẫn khỏe như thanh niên, tự lái xe máy 80km về quê: Bí quyết ở 3 bài tập, 1 kiểu ăn
Dù đã gần 80 tuổi nhưng phong thái của ông Lê Hữu Tộc không khác gì thanh niên. Ông khoe với đám trẻ rằng ông vẫn thường xuyên lái xe máy về quê chơi.
- 30-03-20241 loại quả giá rẻ bán quanh năm ở chợ Việt trị được bách bệnh: Giúp hạ đường huyết, cứu tinh người giảm cân
- 25-03-202450 tuổi là giai đoạn quan trọng của cuộc đời: Người tuổi thọ ngắn thường “chậm” ở 3 điểm, kiểm tra xem bạn giống vậy không
- 19-03-2024Không phải tập thể dục hay ăn kiêng, cụ bà sống thọ 100 tuổi nhờ 3 bí quyết ai cũng dễ dàng áp dụng
Sống khỏe nhờ 3 bài tập
Có mặt tại sự kiện ngày hội "Duyên dáng nắng chiều II" chào mừng Ngày Sức khỏe Thế giới (7/4), cụ ông Lê Hữu Tộc (77 tuổi, tại Xuân Đỉnh, Hà Nội) nổi bật với nước da hồng hào, sức khỏe tốt, không mắc bệnh lý gì.
Ông Tộc nói ông luôn dành thời gian cho việc tập luyện. Mỗi ngày vào buổi sáng và chiều, ông tập dịch cân kinh, đi bộ, đạp xe.
"Một ngày tôi đi bộ 10km, đạp xe 30km, trừ trời mưa rét quá thì tôi không đi tập", ông Tộc nói.
Ông Tộc nói tập luyện tốt cho sức khỏe nhưng nếu tập không đúng cách lại gây hại. Vì vậy, trước khi ra ngoài trời tập luyện, ông thường xoa dầu gió vào gan bàn chân, bàn tay và ngậm gừng ngâm mật ong.
"Cách làm đơn giản này giúp tôi tập luyện ngoài trời có lạnh giá cũng chẳng bao giờ bị ho. Mỗi lần đi từ Hà Nội về Hải Dương 70-80km tôi cũng ngậm một lát gừng vừa ấm cổ, không ho. Hàng chục năm nay rồi tôi không có một tiếng ho", ông Tộc nói.
Sống khỏe nhờ 1 kiểu ăn
Ngoài hai 'bảo bối' dầu gió và gừng ngâm mật ong, ông Tộc cũng rất để ý tới vấn đề ăn uống.
Ông tâm sự: "Ai mà nhìn thấy mâm cơm của vợ chồng tôi ăn sẽ "chê" là "thảm hại". Vợ chồng tôi nấu cơm bằng một cái niêu rất nhỏ, chưa được nửa bát gạo".
"Mỗi bữa, tôi ăn chưa được lưng bát cơm, nhưng tôi lại ăn nhiều hoa quả, rau xanh nhà trồng. Tôi vẫn ăn thịt nhưng tăng cường ăn con hai chân (gia cầm), không chân (cá, thủy, hải sản), hạn chế ăn con 4 chân", ông Tộc chia sẻ.
Mâm cơm của vợ chồng ông Tộc chủ yếu là các món luộc hấp, món kho và hạn chế món xào rán.
Các bí quyết sống khỏe khác
Không chỉ quan tâm tới sức khỏe thể chất, ông Tộc cũng rất chú trọng tới việc chăm sóc sức khỏe tâm trí.
Dù đã ở tuổi cao nhưng ông vẫn cập nhật mọi xu hướng công nghệ. Ông khoe: "Tôi làm video, ảnh đăng trên mạng xã hội nhiều lắm. Nhiều người trẻ còn không biết làm ảnh và video bằng tôi đâu đấy nhé".
Theo ông Tộc, giấc ngủ với người già là rất quan trọng. Không ít người già mất ngủ, ngủ không ngon giấc, khó đi vào giấc ngủ. Để ngủ được, ông thường thực hiện các bước trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
"Để ngủ ngon, trước khi lên giường đi ngủ tôi sẽ mát xa gan bàn tay, bàn chân, xoa bụng. Sau khi ngủ dậy, tôi cũng phải đánh thức cơ thể bằng quy trình mát xa gan bàn tay, chân và bụng, bôi dầu gió. Tôi không bao giờ đứng dậy đột ngột ra khỏi giường ngay", ông Tộc chia sẻ.
Bí quyết để người cao tuổi khỏe mạnh
Bác sĩ Đỗ Nam Khánh, Uỷ viên Thường vụ, Trưởng ban Kết nối - Phát triển cộng đồng, Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam, cho biết người cao tuổi Việt Nam hiện nay tuổi thọ tăng nhưng đang phải đối diện với nhiều bệnh tật mạn tính không lây. Trung bình một người cao tuổi Việt Nam có 2,5 bệnh trong người. Tuy nhiên, khi người cao tuổi có chế độ sinh hoạt tập luyện thì có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
Để giảm nguy cơ bệnh tật cho người cao tuổi, bác sĩ Nam đang xây dựng chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người cao tuổi. Đối với người cao tuổi, vận động như là một liều thuốc. Ngoài ra, dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng để nâng cao sức khỏe. Hiện nay, mức sống của người cao tuổi đã được nâng lên nhưng việc lựa chọn dinh dưỡng cho lứa tuổi lại không có có nhiều thông tin.
"Bên cạnh vận động, ăn uống thì yếu tố thứ 3 chính là tinh thần. Khi tâm bị bệnh, thân khó có thể cường. Nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần giúp cho người cao tuổi an vui, hạnh phúc", bác sĩ Nam nói.
Đời sống pháp luật