Dấu hiệu rất có thể tài khoản ngân hàng đang bị chiếm quyền kiểm soát!

Ảnh minh họa
Thời gian qua, các ngân hàng đã liên tục phát đi cảnh báo đến người dùng về các ứng dụng chứa mã độc, có thể chiếm quyền kiểm soát thiết bị di động, chiếm quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng điện tử, từ đó chiếm đoạt tài sản.
- 28-03-2025"Không có chuyện cứ giao dịch trên 20 triệu/ngày, mua chai nước cũng bắt người dân phải sinh trắc học"
- 28-03-2025Bất ngờ được tài khoản lạ chuyển cho hơn 1,4 tỷ đồng, quản lý nhà hàng ở Bắc Giang lập tức báo công an, niêm phong số tiền nhận được
- 27-03-2025Rải tờ rơi quảng cáo dịch vụ “hỗ trợ tài chính” nhận công 400 nghìn: Hai thanh niên bị xử phạt 3 triệu đồng, phải nhặt lại hết tờ rơi đã rải
Các nhóm tội phạm sử dụng công nghệ có xu hướng chuyển mục tiêu sang chính thiết bị di động được khách hàng sử dụng.
Một trong các thủ đoạn phổ biến và hiệu quả của kẻ gian là dẫn dụ nạn nhân cài đặt các ứng dụng (app) có chứa mã độc, sau đó chiếm quyền kiểm soát thiết bị di động, chiếm quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng điện tử, từ đó chiếm đoạt tài sản.
Một số dấu hiệu nhận biết thiết bị di động có thể bị nhiễm mã độc bao gồm:
1. Thiết bị chạy chậm, tốc độ phản hồi ứng dụng lâu hơn bình thường.
2. Dữ liệu di động (3G/ 4G/ 5G) bị tiêu hao nhanh chóng.
3. Thiết bị nóng lên bất thường và nhanh hết pin dù không mở nhiều ứng dụng.
4. Không còn nhận được thông báo đặc biệt là tin nhắn và cuộc gọi.
Sau khi thiết bị di động bị nhiễm mã độc, kẻ gian có thể thực hiện những hành vi phạm pháp như:
1. Chiếm quyền truy cập, sử dụng cuộc gọi, danh bạ, hình ảnh, tin nhắn, microphone, camera,...
2. Thực hiện hành vi tương tác trên màn hình mà không cần tác động từ người chủ sở hữu thiết bị
3. Đánh cắp dữ liệu như thông tin đăng nhập, truy vấn thông tin tài khoản ngân hàng, thực hiện từ xa các giao dịch chuyển tiền
4. Làm ẩn các tin nhắn xác thực mã OTP, chuyển tiền để nạn nhân không hay biết
Để phòng tránh các mã độc, ngân hàng khuyến nghị khách hàng: Chủ động cập nhật phiên bản mới nhất của hệ điều hành được nhà sản xuất thiết bị cung cấp để đảm bảo thiết bị luôn nhận được tiêu chuẩn bảo mật mới nhất; Sử dụng các phần mềm chống virus cho thiết bị điện thoại để tăng cường khả năng bảo mật và phòng chống các đe dọa từ bên ngoài; Cảnh giác trước khi cài đặt ứng dụng trên App store/CH Play, lưu ý các quyền truy cập bị ứng dụng đòi người dùng chấp thuận, đặc biệt cảnh giác khi phần mềm đòi người dùng cấp quyền truy cập các thông tin/chức năng không liên quan đến tính năng của app.
Ngoài ra, ngân hàng khuyên khách hàng không nên sử dụng các thiết bị đã bị bẻ khóa; không cài đặt bất kỳ phần mềm nào được chia sẻ qua tập tin/đường link gửi từ bất kỳ ai/nguồn thứ 3 nào khác mà không thể tìm thấy trên App store/CH Play, không cung cấp thông tin bảo mật như mã OTP, mã CVV, số thẻ, mật khẩu ngân hàng điện tử… cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả cá nhân tự xưng là công an hoặc nhân viên ngân hàng.
Nếu nghi ngờ thiết bị đã bị nhiễm mã độc, khách hàng cần nhanh chóng ngắt kết nối Wifi/ Dữ liệu di động (3G/4G/5G) trên thiết bị và liên hệ ngay tới các kênh của ngân hàng để khóa các dịch vụ.
Trong trường hợp Khách hàng đã là nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo, cần nhanh chóng trình báo tới Cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc thực hiện theo "Hướng dẫn tố giác tội phạm" của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.
An ninh tiền tệ