Doanh nghiệp BĐS phải làm gì trong mùa dịch Covid-19?
Trong trạng thái mà dường như mọi thứ đang “bất động” thì rất cần những giải pháp thiết thực cả ở ngắn và dài hạn để doanh nghiệp có đủ sức phục hồi sau dịch Covid-19.
- 31-03-2020Làn sóng giảm giá chung cư trong quý 2 sắp diễn ra
- 31-03-2020Nguồn cung nhà ở bán tại Tp.HCM tiếp tục giảm mạnh trong quý đầu năm 2020
- 31-03-2020Doanh nghiệp địa ốc đẩy mạnh dùng công nghệ, giao dịch bất động sản trực tuyến tăng cao trong mùa dịch Covid-19
Có lẽ đây là thời điểm mà các giải pháp hành động khẩn cấp được đưa ra để nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo các doanh nghiệp, cấp thiết lúc này là sự tồn vong của doanh nghiệp, vượt qua thời điểm khó khăn để có sức đề kháng hồi phục sau đó.
Trong văn bản mới đây, ông Lê Hoàng Châu, Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh, doanh nghiệp BĐS cũng nên thực hiện các phương thức hỗ trợ đối tác thuê nhà, thuê mặt bằng, như giảm giá cho thuê, giãn tiến độ trả tiền thuê, miễn tiền thuê trong một thời gian.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét giảm giá bán nhà, tăng chiết khấu; tái cấu trúc lại doanh nghiệp, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà xã hội, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.
Hiệp hội cũng cho biết cũng đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản vượt qua đại dịch và chuẩn bị phục hồi hoạt động trở lại sau đại dịch như gia hạn thuế, không xử phạt các doanh nghiệp và các cá nhân nộp chậm quyết toán thuế…
Theo một doanh nghiệp BĐS tại Tp.HCM, doanh nghiệp BĐS nên kích hoạt điều khoản bất khả kháng do thảm họa dịch bệnh với niềm tin chúng ta rồi sẽ vượt qua. “Đi kèm với lệnh cách ly toàn xã hội, tôi nghĩ cần phải có các giải pháp đi cùng để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và an toàn cho doanh nghiệp. Hơn lúc nào hết chúng ta cần sự chung tay trợ lực của mỗi người, mỗi DN và chính phủ để chúng ta vượt qua tháng 4 đỏ lửa này”, đại diện doanh nghiệp này nhấn mạnh.
Trong đó có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như: Các chủ mặt bằng, chủ nhà cho thuê giảm 50% hoặc miễn thu tiền mặt bằng, tiền nhà trong tháng 4; Miễn/giảm các khoản lãi vay trong 2-3 tháng hoặc ân hạn nợ gốc; Ân hạn thanh toán các khoản đến hạn theo HĐ tối thiểu 30 ngày; Giảm giá, ưu đãi lớn cho các đối tác chiến lược, bạn hàng lâu năm; Xem xét, đàm phán các điều khoản hỗ trợ trong việc thực hiện HĐ; Miễn/giảm thuế thu nhập; Giãn thu các khoản bảo hiểm cho DN và người lao động…
Trong khi đó, một số doanh nghiệp BĐS kích hoạt trạng thái “ngủ đông”, cơ cấu lại tổ chức, dành thời gian để cắt giảm các chi phí không cần thiết, đào tạo nhân sự. Theo các doanh nghiệp, đây là giai đoạn sống còn của doanh nghiệp, sự tồn vong của doanh nghiệp qua thời điểm khó khăn quan trọng hơn uy tín và thương hiệu.
Theo ý kiến của một số doanh nghiệp, trong khi tạm hoãn các kế hoạch mở bán BĐS hoặc những hoạt động đông người, doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý, đền bù và giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, bảo trì công trình…, đồng thời dành thời gian này cho đào tạo cho nhân sự. Đây cũng là thời gian mà bản thân mỗi doanh nghiệp phải suy nghĩ, học hỏi để tìm ra các cách thức, lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ mới để tập đoàn chủ động trong cuộc chơi thách thức hơn.
Ông Văn Dũng Chinh, Chủ tịch CLB BĐS Nha Trang - Khánh Hòa cho biết, hiện nay doanh nghiệp khó để đưa ra giải pháp gì bởi dịch bệnh đang khiến chính họ phải tìm ra bài toán duy trì và cầm cự. Quan trọng nhất là người dẫn đầu như thế nào? Và thực tế cho thấy, Chính phủ đang làm rất tốt. Nhiệm vụ trọng tâm là chặn dịch, phòng dịch. Sau đó mới là phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải qua được đại dịch này bởi ảnh hưởng của dịch là toàn cầu, bài toán tâm lý rất khó giải quyết.
Theo ông Chinh, điều mà phía doanh nghiệp mong muốn là giảm nợ, hoãn nợ thêm thời gian về thuế, về bảo hiểm xã hội, tiền điện nước, tiền mặt bằng. Vì doanh thu giảm tới hơn 1 nửa thì họ chưa có tiền để trang trải. Nếu khoản nợ dồn dập, khó lòng doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Vị này cho hay, nếu dịch kết thúc vào tháng 10, thì khả năng nền kinh tế, BĐS, du lịch phục hồi sau đó đến năm 2022. Độ trễ của nó phải 12 tháng nữa để phục hồi hết. Nhưng nếu dịch mà không chấm dứt trước mùa đông thì không biết điều gì xảy ra.
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19