MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp thép hãy tự cứu lấy mình!

14-03-2018 - 15:49 PM | Thị trường

Doanh nghiệp Việt Nam gặp vô vàn khó khăn do phải cạnh tranh với các nhà sản xuất lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ…

Ngày 8/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định áp thuế bổ sung đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này với mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu nước ngoài và 10% đối với nhôm.

Ngay sau khi được công bố nhiều ý kiến cho rằng quyết định này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam.

Theo ông Chu Đức Khải, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (ảnh trên), một khi bị áp thuế này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp vô vàn khó khăn do phải cạnh tranh với các đại gia về thép trên thế giới ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ… Một mặt họ là đại gia trong ngành sản xuất thép thế giới mặt khác họ là nước rất quen với nền kinh tế thị trường nên hành động họ chúng ta cần phải theo dõi để tham khảo.

"Ngày nay, nguyên nhiên vật liệu đầu vào ngành thép nói chung có cùng mặt bằng thế giới. Cùng một mặt bằng có thể bên công ty A mua nguyên liệu rẻ hơn  từ 2 - 5 USD tuy nhiên quan trọng là chi phí sản xuất ra đơn vị sản phẩm giá cả là bao nhiêu và quản trị doanh nghiệp của họ có đủ mức tiên tiến để cạnh tranh hay không. Để sản xuất ra một mặt hàng cùng tiêu chuẩn mà chi phí doanh nghiệp này cao hơn doanh nghiệp kia khoảng 8-10% là mức cạnh tranh đã rất lớn chưa nói đến chuyện bây giờ áp thuế 25% thì điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với ngành thép", ông cho biết.

Ông Khải chia sẻ, thời điểm hiện nay, Mỹ miễn thuế cho Mexico và Canada và trong thời gian tới có thể Úc do Úc là một trong những thành viên có hiệp định an ninh với Mỹ.

Mức thuế này sẽ tác động lên toàn ngành thép Việt Nam chứ không chỉ riêng đối với doanh nghiệp nào vì nếu thị trường xuất khẩu vào Mỹ giảm thì nhà sản xuất sẽ phải tìm cách tiêu thụ trong nước. Lúc đó doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh ở mức độ cao hơn.

"Trong tình huống không thể khác được và chịu áp thuế 25% đối với thép, doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn cách tự cứu lấy mình. Các doanh nghiệp phải bằng cách nào đó và bằng mọi giá để mà giảm chi phí sản xuất. Chi phí giảm mới nâng cao đượcc năng lực cạnh tranh cho sản phẩm thông qua các biện pháp như áp dụng biện pháp sản xuất sạch hơn, tíết kiệm năng lượng và áp dụng công nghệ số. Thêm vào đó phải cải cách quản trị doanh nghiệp theo hướng tiến tiến để giảm thiểu chi phí".

Ông Khải cho hay, việc Việt Nam có được hưởng miễn thuế từ Mỹ hay không, điều này phải kỳ vọng, tùy thuộc vào tác động của chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, cần tiến hành ngay và sớm những cuộc tham vấn với Bộ Thương mại, Thư ký về vấn đề Thương mại của chính phủ Mỹ.  Tuy nhiên Mỹ sẽ ưu tiên những nước có hiệp định an ninh với họ. Đây sẽ là cuộc đấu tranh khó khăn.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam, tính đến hết tháng 1/2018, xuất khẩu thép thành phẩm đạt hơn 446.000 tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 321 triệu USD, tăng 38% về lượng, và tăng 63% về giá trị.

ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chính, với lượng xuất khẩu hơn 300.000 tấn thép, chiếm tới hơn 67% tổng lượng thép thành phẩm xuất khẩu. Tiếp đến là các thị trường Hoa Kỳ (11,28%), EU (5,07%), Đài Loan (3,42%), Hàn Quốc (3,15%).  

Trương Ngọc Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên