Dù không khát cũng nên uống nước vào 4 thời điểm này trong ngày để cơ thể luôn khỏe, đẹp
Chỉ uống nước khi khát là thói xấu nhiều người mắc phải. Ngoài việc nên uống nước rải rác trong cả ngày, có 4 “thời điểm vàng” bạn nên tận dụng nước để nâng cao sức khỏe và làm đẹp.
- 21-05-2024Mời cụ ông 70 tuổi ăn cơm, uống nước suốt 10 năm không lấy 1 đồng, khi sắp phá sản tôi nhận được 1 chiếc hộp mà ấm lòng: Cuộc đời không phụ mình!
- 16-05-2024Uống nước mía không hợp vệ sinh, bạn đã vô tình "mời" vi khuẩn nguy hiểm này vào cơ thể
- 12-05-20244 triệu chứng sau khi uống nước là "lời cầu cứu" từ thận của bạn
Nhà dinh dưỡng học Lin Licen (Đài Loan, Trung Quốc) chia sẻ: “Tất cả chúng ta đều biết rằng nước rất quan trọng, chiếm 70% - 80% trọng lượng cơ thể. Nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Nước điều hòa thân nhiệt, đảm bảo chức năng bài tiết và tiêu hóa, trao đổi chất, bảo vệ hệ hô hấp, giúp máu lưu thông và ổn định huyết áp… Vì vậy, uống nước thế nào cho đúng cũng rất quan trọng”.
Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và cũng có nhiều quan điểm khác nhau quanh vấn đề này. Theo bác sĩ Lin, để đưa ra một tiêu chuẩn chính xác cho mọi đối tượng là không phù hợp. Nhìn chung, hầu hết những người khỏe mạnh đều cần bổ sung khoảng 6 đến 8 cốc nước (tương đương khoảng 1,5 - 2 lít) mỗi ngày. Đối với nam giới hoặc người hoạt động thể chất thường xuyên thì con số có thể cao hơn, đối tượng này thường cần bổ sung khoảng 2,7 - 3,7 lít nước mỗi ngày.
Ngoài ra, lượng nước hàng ngày còn bị phụ thuộc bởi môi trường sống hoặc thể trạng bệnh lý, độ tuổi, chế độ ăn của từng người. Bác sĩ Lin khuyên rằng nên tính lượng nước cần thiết dựa trên cân nặng. Với mỗi kg trọng lượng, hãy nhân với 40ml ở người lớn và 28 đến 30ml ở trẻ em. Người vận động mạnh nhiều thì nên nhân với 43 - 45ml. Lưu ý rằng lượng nước này đã bao gồm cả lượng canh, đồ uống khác trong ngày chứ không tính riêng nước lọc.
Ngoài ra, nữ bác sĩ cũng cảnh báo rằng uống quá nhiều nước không có nghĩa là tốt, thậm chí còn gây hại. Nó có thể gây rối loạn vận động, căng thẳng, cơ thể nặng nề, tổn thương tim và thận, hạ natri máu, ngộ độc nước… thậm chí gây tử vong trong trường hợp nặng.
4 “thời điểm vàng” nên uống nước để cơ thể khỏe và đẹp
Bên cạnh lượng nước, bác sĩ Lin nhấn mạnh rằng cách uống nước cũng rất quan trọng. Nhiều người có thói quen đợi tới khi khát mới uống nước và điều này không tốt cho cơ thể. Bà Lin nhắc nhở chúng ta nên uống nước từ tốn, rải rác vào nhiều thời điểm trong cả ngày dài. Đặc biệt là có 4 “thời điểm vàng” nên uống nước dù có khát hay không vì rất tốt cho nâng cao sức khỏe, làm đẹp hiệu quả:
Sau khi thức dậy buổi sáng
Sau khi thức dậy buổi sáng là “thời điểm vàng” để uống nước vì vừa tố cho sức khỏe lại giúp làm đẹp (Ảnh minh họa)
"Đây là thời điểm cơ thể rất cần bổ sung nước do bị mất nước sau giấc ngủ dài ban đêm qua đường bài tiết vệ sinh, mồ hôi… Nó cũng cần thiết để hệ tiêu hóa, tuần hoàn máu hoạt động trơn tru. Ngoài ra, một ly nước vào lúc này cũng giúp bạn tỉnh táo hơn, đánh thức các cơ quan trong cơ thể hoạt động" - bác sĩ Lin nói.
Uống nước vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy còn được xem là phương pháp tăng cường trao đổi chất, thải độc cho dạ dày lẫn phổi và giảm cân, dưỡng da hiệu quả. Những lợi ích này sẽ càng cao hơn nếu bạn dùng nước lọc ấm vừa và uống chậm rãi từng ngụm nhỏ một trong tư thế thoải mái.
Trước bữa ăn chính 15 - 30 phút
Một ly nước lọc trước bữa ăn chính khoảng 15 - 30 phút từ lâu đã được xem là một mẹo để giảm cân nhờ giảm lượng thức ăn nạp vào. Chưa kể, việc uống nước vào thời điểm này còn chuẩn bị trạng thái tốt nhất cho các cơ quan tiêu hóa để ăn uống ngon miệng và giảm gánh nặng cho dạ dày.
Theo bác sĩ Lin: "Trước bữa chính khoảng 15 - 30 phút cũng được xem là lúc cơ thể đói và mệt, huyết áp dễ dao động. Vì vậy một cốc nước nhỏ sẽ phát huy hiệu quả kích thích các dây thần kinh, điều chỉnh huyết áp cũng như tuần hoàn máu và làm loãng axit dạ dày tiết ra".
Một tiếng sau khi ăn bữa chính
Bác sĩ Lin lưu ý rằng nên uống nước sau bữa ăn nhưng không nên uống nước ngay sau khi ăn xong. Tốt nhất là đợi 1 tiếng hoặc vội nhất cũng là 30 phút để quá trình tiêu hóa không bị can thiệp. Theo bà Lin, quá trình này có thể chia làm 3 giai đoạn nhỏ. Ở giai đoạn 1, nên để nó diễn ra tự nhiên. Uống quá nhiều nước lúc này có thể làm suy quá trình tiêu hóa và cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng.
Tới giai đoạn 2, tức là khoảng 1 tiếng sau ăn cơ thể mới cần thêm nước để trao đổi chất diễn ra suôn sẻ, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng nuôi cơ thể. Còn ở giai đoạn 3, bạn cũng có thể bổ sung nước để bù lại lượng nước sau khi đã đi vệ sinh và nó thường diễn ra sau khi ăn 3 - 4 tiếng.
2 tiếng trước khi ngủ ban đêm
"Chắc hẳn nhiều người thường nghe rằng uống nước trước khi đi ngủ tốt cho sức khỏe, làm đẹp, nhưng đó không phải là ngay trước khi đi ngủ. Thay vào đó, hãy uống nước trước khi lên giường ngủ khoảng 2 tiếng và không uống nước trong vòng 30 phút trước khi ngủ. Tốt nhất là hãy uống nước ấm nhẹ và uống từng ngụm nhỏ một. Nếu muốn, có thể dùng một số loại trà thảo mộc, nước mật ong loãng tốt cho tâm trí và giấc ngủ" - bác sĩ Lin chia sẻ.
Bạn có thể uống nước lọc hoặc trà thảo mộc không gây mất ngủ 2 giờ trước khi đi ngủ ban đêm (Ảnh minh họa)
Lý do nên uống nước 2 tiếng trước khi ngủ là để cơ thể kịp chuyển hóa và không gây gánh nặng cho thận, gan, bàng quang và ảnh hưởng tới giấc ngủ do buồn vệ sinh. Ngoài ra, theo đồng hồ sinh học thì đây cũng là thời điểm thải độc cơ thể rất tốt, giúp làm sạch hệ bài tiết. Uống nước vào lúc này còn rất tốt cho tim mạch, giúp ngủ ngon và dưỡng da từ bên trong.
Phụ Nữ Việt Nam