Hạ lãi suất, giảm thuế, phí là chính sách đi đầu
Ngày 24/5, trao đổi bên lề Kỳ họp Quốc hội xoay quanh việc Ngân hàng Nhà nước vừa tiếp tục giảm lãi suất điều hành, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP HCM) cho rằng, vấn đề lãi suất cần tiếp tục hạ, nhưng điều quan trọng là chuẩn tín dụng không hạ vì để đảm bảo an toàn hoạt động tài chính ngân hàng.
- 24-05-2023Sau giảm lãi suất, NHNN ban hành tiếp chỉ thị 02 về công tác tín dụng và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng
- 24-05-2023NHNN giảm lãi suất điều hành 3 lần trong chưa đầy 3 tháng: Giới phân tích đánh giá thế nào về tác động chính sách?
- 24-05-2023Trần lãi suất huy động tiếp tục giảm, lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn có thể về dưới 5%, ngành bất động sản, thép,...hưởng lợi?
-
8 tháng qua điều hành chính sách tiền tệ đang đi đúng hướng. Tôi đánh giá cao điều hành chính tiền tệ của NHNN.
-
Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng nhanh, giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao, dẫn đến chi phí kinh doanh tăng theo, nhu cầu vay vốn của DN tăng mạnh là tất yếu.
Theo đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, cái khó của doanh nghiệp không chỉ ở vấn đề lãi suất, vì trong 3 năm qua, đã trải qua nhiều cú sốc lớn, thương mại thế giới giảm, xuất khẩu giảm, ảnh hưởng tới nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam.
“Tới đây chúng ta phải quan tâm đến việc kiểm soát độ mở của nền kinh tế, vì quốc gia có độ mở lớn thì sẽ bị rung lắc bởi tác động bên ngoài. Cho nên, cái khó của doanh nghiệp trong nước là phải đối mặt với những tác động cả từ bên ngoài và bên trong”, ông Ngân nói và cho rằng, trong bối cảnh đó, phải hạ lãi suất. Ngân hàng huy động vốn, phải trả lãi vay, nếu không cho vay được thì như cầm trên tay “hòn than đang cháy”, nên buộc phải hạ lãi suất. Song ông nhấn mạnh “không được hạ chuẩn tín dụng”.
Cũng theo đại biểu, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam phải có cả giải pháp ngắn hạn và dài hạn để ngăn chặn kinh tế suy giảm. Nếu kinh tế tăng trưởng dưới 4% thì thất nghiệp sẽ gia tăng.
“Trong ngắn hạn, phải nới lỏng chính sách tài khoá đến mức có thể chấp nhận được. Chính sách tài khoá phải là chính sách đi đầu. Nợ công của chúng ta đã giảm từ 43% xuống còn 38%, giảm cả số tuyệt đối và tương đối. Với dư địa này, chính sách tài khoá mở rộng sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, đó là giảm thuế, phí, tiền thuê đất… cần giảm sâu hơn để hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Ngân nói.
Giảm thuế nên áp dụng toàn bộ
Liên quan đến vấn đề thuế, chiều 24/5, Chính phủ chính thức trình Quốc hội tờ trình về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển (áp dụng từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023). Mức giảm này được đề xuất áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, một số ý kiến còn băn khoăn, chính sách giảm thuế GTGT vào giai đoạn nửa cuối 2023 khó có thể phát huy được tác dụng kích cầu và thúc đẩy tăng trưởng như trong năm 2022. Cơ quan thẩm tra đề nghị các biện pháp kích cầu tập trung vào tháo gỡ các nút thắt để tăng cường giải ngân và phát huy hiệu quả của chi đầu tư công trong gói phục hồi kinh tế.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, việc Chính phủ đề xuất giảm thuế GTGT từ thời điểm 1/7/2023 là tương đối muộn và việc giảm thuế không được thực hiện một cách liên tục nên chính sách không phát huy được nhiều tác dụng cho các doanh nghiệp. “Sự ngắt quãng trong thực hiện chính sách còn dẫn đến những hạn chế và phí tổn khác trong quản lý và thực hiện; phức tạp trong xử lý chuyển tiếp cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào”, ông Mạnh cho hay.
Trao đổi về vấn đề này, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế, việc giảm thuế 2% không nên giới hạn, mà nên giảm hết cho tất cả các nhóm hàng hoá, thậm chí có thể giảm sâu hơn. Hiện nay chỉ có chính sách tài khoá mở rộng mới giúp nền kinh tế thoát khỏi đà suy giảm.
“Chúng ta có dư địa để làm điều đó. Theo tôi, nới lỏng chính sách tài khoá để an sinh xã hội, hỗ trợ việc làm là bài toán ưu tiên nhất hiện nay, đồng thời nên áp dụng cho tất cả, với thời gian càng lâu càng tốt”, ông Ngân nêu quan điểm.
Tiền phong
- Đẩy nhanh vốn tín dụng ra thị trường
- Lãi suất tiền gửi và cho vay vẫn chênh lệch lớn
- Giá vàng nhẫn vọt lên mức kỷ lục 58 triệu đồng/lượng, người giữ vàng lãi đậm
- VietinBank hạ lãi suất huy động từ ngày 19/9, toàn bộ nhóm Big4 đã giảm về mức đáy lịch sử
- Giá vàng vượt mốc 69 triệu đồng/lượng, USD tiếp tục tăng mạnh