MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng loạt vấn đề về chính sách khiến Dệt may Việt Nam mất dần đơn hàng, hụt hơi với Lào và Myanmar

Đây là ý kiến của ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nêu lên thực trạng đáng lo ngại của ngành với Thủ tướng.

Ngay khi những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết với châu Âu và Mỹ chưa phát huy được hiệu quả, thì từ lúc này DN dệt may Việt Nam đã chịu sức ép không nhỏ khi chịu mất đơn hàng vào hai đối thủ cạnh tranh mới là Lào và Myanmar.

Cuối tuần trước, tại buổi đối thoại với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đã phải bức xúc nêu lên thực trạng đáng lo ngại của ngành dệt may. Không những phải chịu tác động bất lợi từ những bất cập trong quy hoạch, mà ngành còn gặp khó khăn do những quy định bất hợp lý.

Cụ thể, việc điều chỉnh quy hoạch ngành đến thời điểm này đã không còn phù hợp theo ông Giang. Mặc dù Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành liên quan đã xây dựng quy hoạch, gắn xử lý nước thải, song những yêu cầu xây nhà máy xử lý rác thải là không cần thiết.

Trong khi đó, từ năm 2016 thì xuất khẩu dệt may đã gặp không ít khó khăn, khi hàng loạt khách hàng đã chuyển đơn hàng sang Lào và Myanmar vì những nước này họ có ưu đãi thuế vào Mỹ và EU. Mặc dù Việt Nam đã ký kết FTA với EU và Mỹ, song chưa có hiệu lực nên đã không tận dụng được ưu thế này.

Chưa kể, việc điều chỉnh lương tối thiểu và bảo hiểm cũng tạo thêm gánh nặng cho ngành. Trong khi nhiều nước như Trung Quốc giảm mức đóng bảo hiểm xã hội, nên càng khiến cho dệt may mất thế cạnh tranh với các đối thủ.

Giữa lúc ngành dệt may chịu không ít áp lực từ thị trường, ông Giang cho biết những quy định bất cập hiện nay càng làm cho doanh nghiệp thêm khó khăn. Đơn cử như các quy định từ về an toàn về sinh môi trường áp dụng cho các doanh nghiệp ngành may mặc dẫn đến rất nhiều bất cập.

Có trường hợp doanh nghiệp may sử dụng chưa đến 400 lao động bị cơ quan môi trường yêu cầu đầu tư nhà máy xử lý chất thải vài tỷ đồng. Trong khi ngành may không hề sử dụng thuốc nhuộm như ngành dệt nhuộm.

Đã vậy công tác kiểm tra giữa các ngành như huế, hải quan, thương binh xả hội, môi trường lại không liên kết với nhau dẫn đến tình trạng một Quý có đến 3,4 đoàn kiểm tra các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Giang đề xuất cần quy định thời gian kiểm tra cụ thể một năm hai lần, các cơ quan phối hợp đi cùng nhau.

Cực nhất là Thông tư 37/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, thay thế Thông tư số 32 đang làm nhiều doanh nghiệp đau đầu vì quá khắt khe.

“Một mẫu vài mẫu từ nước ngoài gửi về có 3 đến 5 m cũng phải đem đi kiểm tra. Trong Quý 1, chúng tôi đã phải đi kiểm tra đến 138 lần.”, ông Giang bức xúc nói.

An Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên