Hết 9 tháng MSB đạt 83% kế hoạch lợi nhuận cả năm, mảng dịch vụ tăng trưởng 54%
Tổng tài sản và tăng trưởng tín dụng của MSB cùng tăng 17% trong 9 tháng đầu năm nay trong khi huy động vốn cũng tăng mạnh 11%, CASA hồi phục tốt sau 2 quý nghịch chiều.
- 12-09-2023Chiến lược bán hàng theo phân khúc thúc đẩy kinh doanh MSB
- 30-07-2023Toàn cảnh KQKD của 27 ngân hàng quý 2/2023
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với chỉ tiêu lợi nhuận đạt 83% kế hoạch năm. Mức lợi nhuận này tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Các mảng kinh doanh đều tích cực
Kết thúc 9 tháng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của ngân hàng đạt 9.567 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2022. Thu nhập lãi thuần đạt hơn 6.800 tỷ đồng, tăng 9% so với 9 tháng đầu năm trước. Đẩy mạnh nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng nhằm bù đắp các tác động của thị trường lên tín dụng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập đạt gần 29%, tăng hơn 6% so với cùng kỳ.
Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.315 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ 2022, trong đó doanh thu từ dịch vụ thanh toán chiếm tỷ trọng 43% trong tổng doanh thu phí dịch vụ. Đây là “quả ngọt” từ quá trình chuyển đổi số của MSB trong gia tăng trải nghiệm khách hàng.
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt gần 1.031 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục phát huy vị thế tiên phong của MSB trong mảng này.
Nhờ doanh thu tăng cao hơn mức tăng 8% của chi phí hoạt động, tính đến 30/9, tỉ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ghi nhận 31,6%, thấp hơn mức 34,8% cùng kỳ năm ngoái, thể hiện hiệu quả của quy trình số hóa cũng như cách thức quản trị chi phí. Dựa trên chiến lược điều phối nhịp nhàng giữa quản lý chi phí và gia tăng hiệu quả sinh lời, lợi nhuận hợp nhất trước thuế lũy kế 9 tháng của MSB đạt 5.223 tỷ đồng, tương đương đạt 83% kế hoạch năm.
Tài sản, huy động vốn, tín dụng tăng mạnh, các chỉ số an toàn tăng cao
Tổng tài sản tại ngày 30/9 của ngân hàng đạt trên 249.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cuối năm 2022. Tổng dư nợ tín dụng khách hàng đạt gần 141.244 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng trung bình ngành và tập trung vào những lĩnh vực ít biến động như thương mại công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng.
Tiền gửi khách hàng đạt 129.618 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm trước. Tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi (CASA) đạt 27,71%, đánh dấu sự hồi phục sau 2 quý nghịch chiều, do biến động lãi suất huy động cùng việc triển khai hiệu quả các sản phẩm có hàm lượng số hóa cao, phù hợp thị hiếu khách hàng.
Trong quý 3/2023, hưởng ứng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, MSB đã 3 lần hạ lãi suất cho khách hàng vay vốn. Dù điều này tác động trực tiếp tới biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng, MSB vẫn giữ chỉ số này đạt 4,11%, chỉ giảm nhẹ so với năm 2022.
Kết thúc quý 3, tỉ lệ nợ xấu (NPL) riêng lẻ giữ mức 1,7% trước CIC và 1,96% sau CIC (theo thông tư 02 NHNN), thể hiện sự nỗ lực của ngân hàng trong việc kiểm soát nợ xấu để củng cố sức mạnh bảng cân đối trước tác động của thị trường.
Bên cạnh đó, về các vấn đề vốn và thanh khoản, MSB cũng đạt những kết quả tích cực. Ngân hàng duy trì thanh khoản dồi dào với tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) đạt 68,6%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (MTLT) đạt 29,18%, thấp hơn nhiều so với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Khẳng định vị thế vốn vững chắc và hiệu quả, chỉ số an toàn vốn hợp nhất (CAR) của MSB giữ vững ở mức 12,6%.
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Nhiều tín hiệu tích cực trong quý 3, Techcombank trên đà về đích
- Top 10 ngân hàng về tỷ lệ CASA: Thứ hạng của một nhà băng nhảy vọt, số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng gấp đôi chỉ trong 3 tháng
- Tăng trưởng tín dụng chậm, ngân hàng ngay ngáy lo đọng vốn
- Các ngân hàng trên sàn thu về 17 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm: Nhà băng nào tăng trưởng doanh thu mạnh nhất?
- Ngân hàng nào hút tiền gửi nhất trong quý 3/2023?