HOSE báo lãi gần 2.000 tỷ đồng trong năm 2022
HOSE đạt mức lợi nhuận trước thuế gần 1.946 tỷ đồng, giảm 23% so với mức lãi kỷ lục 2.536 tỷ đồng của năm 2021.
- 08-06-2023Thanh khoản tỷ đô, VN-Index giảm mạnh, phiên phân phối đỉnh đã diễn ra?
- 08-06-2023Khối ngoại tiếp tục bán ròng hàng trăm tỷ trong ngày VN-Index điều chỉnh mạnh
- 08-06-2023Địa ốc Him Lam bất ngờ trở thành cổ đông lớn tại Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SGN)
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa công bố Báo cáo thường niên năm 2022 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm so với mức kỷ lục năm 2021.
Doanh thu của HOSE được hình thành từ 3 hoạt động chính gồm: doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ, doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính. Năm 2022, tổng doanh thu của HOSE đạt hơn 2.508 tỷ đồng, giảm 23% so với năm 2021.
Nguyên nhân chủ yếu do giảm doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán (hoạt động nghiệp vụ) mặc dù doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ ghi nhận mức tăng gần 11% so với năm 2021.
Về chi phí, trong năm 2022 tổng chi phí của HOSE ghi nhận 562 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2021.
Như vậy, HOSE đạt mức lợi nhuận trước thuế gần 1.946 tỷ đồng, giảm 23% so với mức lãi kỷ lục 2.536 tỷ đồng của năm 2021 . HOSE đã nộp ngân sách Nhà nước và cơ quan cấp trên gần 1.928 tỷ đồng, giảm khoảng 17 % so với năm 2021.
Kết quả kinh doanh của HOSE có sự tương quan với diễn biến của thị trường chứng khoán trong năm 2022, VN-Index đã giảm tới 33%. Theo đánh giá của HOSE, năm 2022 là năm có nhiều biến động và khó khăn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thị Việt Hà - Quyền Chủ tịch HOSE, mặc dù trải qua nhiều đợt sụt giảm mạnh, nhưng xét về tổng thể, TTCK Việt Nam vẫn giữ vững hoạt động ổn định, thông suốt và an toàn. Đa số các DNNY trên HOSE đều phục hồi và có lãi. NĐTNN trở lại mua ròng hơn 26.000 tỷ đồng so với mức bán ròng 58.000 tỷ đồng trong năm 2021.
Năm 2022, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn thách thức, HOSE đã đạt được một số kết quả trong công tác tổ chức thị trường và quản trị nội bộ. Việc tổ chức, sắp xếp các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và nhân sự theo mô hình hoạt động công ty mẹ - con đã hoàn thành, tạo điều kiện cho việc đổi mới công tác quản trị, điều hành phù hợp với mô hình tổ chức và hoạt động mới.
“ Công tác giám sát công bố thông tin của DNNY, CTCK, giám sát giao dịch bất thường được HOSE đặc biệt tăng cường nhằm siết chặt kỷ cương, kỷ luật thị trường. Thị trường đã được tổ chức, vận hành an toàn, ổn định, thông suốt, giao dịch chứng khoán lô lẻ đã được triển khai thành công, cung cấp thêm tiện ích giao dịch đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư ”, bà Hà cho hay.
Một trong số những định hướng chủ đạo cho năm 2023 là tiếp nhận các DNNY từ HNX theo quy định tại Thông tư 57/2021/TT-BTC ngày 12/7/2021 về quy định lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác.
Đồng thời, HOSE sẽ tăng cường và nâng cao năng lực giám sát tổ chức niêm yết, giám sát giao dịch và phối hợp với VNX giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ thành viên đối với thành viên giao dịch của VNX. Cuối cùng, Sở cũng tiếp tục tổ chức hoạt động giao dịch chứng khoán tại HOSE ổn định, an toàn và triển khai, vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX theo đúng tiến độ.
Cách đây không lâu, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX), công ty mẹ của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) cũng công bố báo cáo tài chính hợp nhất 2022 với doanh thu thuần đạt 3.423 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2021. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế VNX ghi nhận 2.089 tỷ đồng, tăng gần 53% so với thực hiện năm trước.
Góc nhìn CTCK: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.090 điểm, ưu tiên hạ tỷ trọng cổ phiếuNhịp sống thị trường