Khảo sát 720.000 người phát hiện mẫu số chung để tăng thêm ít nhất 21 năm tuổi thọ: Toàn thói quen đơn giản nhưng hiếm người làm được
Nếu thực hiện đồng thời 8 thói quen này, nam giới có thể sống thêm 24 năm, nữ giới thọ thêm 21 tuổi.
- 26-10-2023Giữa cuộc ‘săn đầu người’ khốc liệt, CEO Việt kiều Pháp tiết lộ một yếu tố để lọt vào ‘mắt xanh’ của những nhà tuyển dụng ở Cốc Cốc
- 25-10-2023Chi 672 triệu đồng mua bảo hiểm cho 2 con trai, người phụ nữ Trung Quốc tá hỏa phát hiện con muốn nhận toàn bộ tiền phải chờ năm 99 tuổi: Đến gặp cảnh sát nhưng cũng vô ích
- 24-10-2023Tưởng trúng giải độc đắc 33 tỷ đồng, người đàn ông không nhận được xu nào: Cảnh sát vào cuộc nhưng cũng ‘bó tay’
Mới đây, một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị thường niên hàng đầu của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ - NUTRITION 2023 đã phát hiện ra thói quen để gia tăng tuổi thọ. Theo đó, nghiên cứu này đã xem xét thói quen sống của gần 720.000 người trong độ tuổi từ 40 đến 99.
Kết quả đã phát hiện nếu làm tốt đủ 8 thói quen dưới đây, nam giới có thể sống thêm 24 năm, nữ giới tăng khoảng 21 năm tuổi thọ.
1. Tập thể dục thường xuyên
Đứng đầu danh sách thói quen để gia tăng tuổi thọ là tập thể dục. Theo các nhà nghiên cứu, hoạt động này sẽ giúp bạn tăng 46% khả năng sống thọ so với người không tập thể dục.
Khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, người trưởng thành (từ 18-64 tuổi) nên tập thể dục ít nhất 150-300 phút mỗi tuần. Khối lượng cơ bắp trong cơ thể con người sẽ mất dần theo tuổi tác. Sau 60 tuổi, nó sẽ giảm với tốc độ 3-5% mỗi năm và sức khoẻ cơ bắp giảm 30% sẽ ảnh hưởng đến chức năng bình thường. Việc tập thể dục sẽ giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và các chức năng của cơ thể.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Metabolism cũng chỉ ra rằng thực hiện các bài tập aerobic có thể cải thiện chức năng của cơ thể và tế bào gan. Những bài tập như chạy bộ, bơi lội, đi bộ nhanh giúp cải thiện sức bền cho tim mạch, hô hấp. Ngoài ra, việc tập thể dục còn có thể kích thích xương tiết ra bào chế, huy động quá trình tái tạo các đơn vị xương, giúp ngăn ngừa loãng xương.
2. Tránh nghiện nhóm thuốc opioid
Opioid là một nhóm thuốc giảm đau có tính gây nghiện cao. Chúng được dùng để điều trị cơn đau dữ dội sau phẫu thuật hoặc các cơn đau do sự tiến triển của ung thư.
Các opioid bao gồm fentanyl, oxycodone, morphine, tramadol và codein. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các quốc gia có nguy cơ lạm dụng opioid cao là Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada và Úc.
3. Không hút thuốc
Không hút thuốc là yếu quan trọng thứ ba sẽ giúp bạn tăng 29% tuổi thọ. Nicotine làm tăng huyết áp, nhịp tim, lưu lượng máu đến tim, nguy cơ xơ cứng thành động mạch, từ đó dẫn đến nhồi máu cơ tim. Khói thuốc lá chứa nhiều hóa chất gây hại cho hệ hô hấp. Nicotine làm tê liệt lông mao, khiến chất độc hại có thể tích tụ, làm tắc nghẽn phổi, ho dai dẳng.
Nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) năm 2013 với một triệu phụ nữ, những người hút thuốc giảm 10 năm tuổi thọ, có nguy cơ tử vong gấp ba lần so với người không hút thuốc.
4. Kiểm soát căng thẳng
Nếu kiểm soát tốt các căng thẳng, bạn có thể tăng thêm 22% năm tuổi thọ. Nhiều nghiên cứu ước tính có đến 90% bệnh tật có liên quan đến căng thẳng. Căng thẳng mãn tính ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, hệ thống miễn dịch và tiêu hoá, sức khoẻ tim mạch. Căng thẳng có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau như tim đập nhanh, đau đầu, đau bụng, căng cơ…
Ba yếu tố gây căng thẳng phổ biến là sự không chắc chắn về tương lai (40%), lo lắng về tài chính cá nhân (34%) và khối lượng công việc nặng nề (22%).
5. Ăn uống lành mạnh
Ăn theo chế độ dựa trên thực vật sẽ giúp tăng 21% cơ hội sống thọ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn giàu rau xanh giảm nguy cơ tử vong sớm, nguy cơ ung thư, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch, trầm cảm và tăng cường trí não. Nguyên nhân là bởi các loại rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa như polyphenol, carotenoid, folate và vitamin C.
Các nhà khoa học cho biết chế độ ăn chay và thuần chay, sử dụng nhiều thực vật, giúp giảm 12-15% nguy cơ tử vong sớm, giảm 29-52% nguy cơ tử vong do mắc các bệnh ung thư, bệnh tim mạch, thận hoặc hormone.
6. Hạn chế rượu bia
Không lạm dụng rượu bia sẽ giúp bạn tăng thêm 19% cơ hội sống thọ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, tiêu thụ nhiều rượu có thể gây cao huyết áp; bệnh tim; đột quỵ; bệnh gan và các vấn đề về tiêu hóa; ung thư vú, miệng, họng, thực quản, thanh quản, gan, đại tràng và trực tràng; suy yếu hệ thống miễn dịch...
7. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chức năng tế bào, giúp cơ thể chữa bệnh. Nghiên cứu năm 2019 cho thấy người có thói quen ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày thường có tuổi thọ cao hơn.
Ngủ quá ít hay quá nhiều đều có hại cho cơ thể. Ví dụ, ngủ dưới 5-7 tiếng mỗi đêm làm tăng 12% nguy cơ tử vong. Ngủ hơn 8-9 tiếng có thể làm giảm 38% tuổi thọ.
Ngủ quá ít sẽ thúc đẩy các chứng viêm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và béo phì, từ đó rút ngắn tuổi thọ. Mặt khác, ngủ quá nhiều dễ gây trầm cảm, ít hoạt động thể chất, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống.
Theo khuyến cáo, người trưởng thành nên ngủ từ 7-8 giờ mỗi ngày. Thanh thiếu niên nên ngủ từ 8-10 giờ. Điều này sẽ giúp bạn tăng thêm 18% tỷ lệ sống thọ. Ngoài ra, bạn không nên để các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại trong phòng ngủ.
8. Duy trì các mối quan hệ xã hội tích cực
Theo CNN, giao tiếp xã hội tích cực giúp kéo dài tuổi thọ thêm 5%. Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc có các mối quan hệ tốt đẹp sẽ đem lại cho bạn sự hạnh phúc trọn vẹn. Nhờ thế, bạn sống lâu hơn. Các mối quan hệ gần gũi, tích cực mang lại niềm vui cho cuộc sống và giúp giảm bớt căng thẳng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ chặt chẽ với gia đình, bạn bè và thậm chí là hàng xóm sẽ dẫn đến ít vấn đề về sức khỏe hơn, tuổi thọ cao hơn và ít trầm cảm hơn trong tương lai.
Theo SCMP, CNN
Tổ Quốc