MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi ăn cơm hãy nhớ 3 nguyên tắc này để cơm trở thành "liều thuốc bổ" cho sức khỏe

09-08-2020 - 10:22 AM | Sống

Cơm là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên biết cách ăn cơm khoa học có thể ngăn ngừa một số bệnh mãn tính. Vậy ăn cơm như thế nào để cơ thể khỏe mạnh?

3 nguyên tắc khi ăn cơm

1. Cơm càng "nhạt" càng tốt

Khi ăn cơm hãy nhớ 3 nguyên tắc này để cơm trở thành liều thuốc bổ cho sức khỏe - Ảnh 1.

Tránh ăn nhiều cơm rang, để ngừa tăng cân, tăng mỡ máu

Cố gắng không thêm chất béo vào cơm, để tránh cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, cũng như tránh tăng mỡ máu sau khi ăn. Vì vậy tốt nhất nên ăn ít cơm rang, cơm chiên với xúc xích, hoặc bibimbap càng ăn ít càng tốt. Ngoài ra, cố gắng không cho quá nhiều muối, bột ngọt hay xì dầu vào cơm, để giúp kiểm soát, phòng ngừa tai biến.

2. Ăn thêm cả cơm từ gạo "thô"

Khi ăn cơm hãy nhớ 3 nguyên tắc này để cơm trở thành liều thuốc bổ cho sức khỏe - Ảnh 2.

Nấu cơm từ gạo trắng với gạo lứt để tăng lượng chất xơ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

"Thô" ở đây chính là làm giảm lượng gạo trắng tinh chế, ăn quá nhiều cơm gạo trắng sẽ làm tăng đường huyết, không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết và lipid máu. Chỉ khi ăn đủ chất xơ, tốc độ tiêu hóa cơm hiệu quả, đồng thời có thể hấp thu cholesterol và chất béo trong ruột, có thể làm giảm lượng đường trong máu và lipid máu sau bữa ăn.

Một số loại gạo có giá trị dinh dưỡng và sức khỏe đặc biệt cao như gạo lứt, gạo đen, gạo mầm rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn gạo lứt 100% mỗi ngày lại gây cảm giác khó chịu về vị giác và khó duy trì được lâu. Do đó, bạn cũng có thể sử dụng một phần của các loại gạo "thô" như gạo lứt, gạo đen để kết hợp với gạo trắng khi nấu và hương vị cũng thơm ngon hơn. Tốt nhất là ngâm các các loại gạo "thô" trong nước qua một đêm trước khi nấu cùng với gạo trắng.

3. Cơm nấu chung với các loại hạt

Khi ăn cơm hãy nhớ 3 nguyên tắc này để cơm trở thành liều thuốc bổ cho sức khỏe - Ảnh 3.

Cơm trắng đậu đỏ cũng là một món ăn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Khi nấu cơm hay nấu cháo, tốt nhất không nên dùng riêng một loại gạo mà nên nấu chung với các loại ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt. Ví dụ như cơm đậu đỏ, cháo yến mạch đậu phộng,… rất thích hợp cho những người mắc bệnh mãn tính. Bổ sung các loại thực phẩm này một mặt giúp cơ thể hấp thụ nhiều vitamin B và khoáng chất, mặt khác còn có vai trò bổ sung chất đạm, có thể giảm các loại thức ăn từ động vật mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.

Ngoài ra có một số quy tắc khi ăn cơm trắng có lợi cho sức khỏe

Một số lưu ý khi ăn cơm giúp bạn có một cơ thể khỏe khoắn, một cuộc sống lành mạnh:

Giảm khẩu phần cơm trắng – tăng khẩu phần đồ ăn hợp lý

Không ăn cơm có sao không? Đối với những người đang có chế độ ăn quá dư thừa tinh bột hoặc bắt buộc phải cắt giảm tinh bột vì lý do bệnh lý, khi giảm tinh bột, hãy đồng thời tăng mức độ đa dạng của các nhóm chất khác lên để cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết.

Ăn chất xơ trước khi ăn tinh bột

Hãy tăng cường ăn rau trước hoặc cùng lúc với cơm trắng vì chất xơ có tác dụng làm cân bằng và điều hoà lượng đường mà tinh bột mang lại. Cách ăn này vừa đủ chất, vừa đảm bảo giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường xuống mức phù hợp nếu như bạn "lỡ" ăn nhiều tinh bột.

Kết hợp tập thể dục

Nếu bạn là người thích ăn cơm trắng, hãy chắc chắn rằng bạn có tập thể dục để tiêu hao đi lượng đường mà bạn nạp vào cơ thể. Và cho dù bạn đang có một chế độ ăn hợp lý thì việc tập thể dục kèm theo luôn luôn là cần thiết giúp bạn khoẻ mạnh, thân hình cân đối hơn.

Nguồn aboluowang


Theo Hà Vũ

Báo dân sinh

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên