MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kim Lý có cách ngâm mình đặc biệt, hóa ra đó là bí quyết chăm sóc cơ thể rất tốt

25-06-2023 - 08:34 AM | Sống

Kim Lý có cách ngâm mình đặc biệt, hóa ra đó là bí quyết chăm sóc cơ thể rất tốt

Thói quen ngâm mình trong nước đá của Kim Lý khiến cư dân mạng không khỏi thắc mắc.

Mới đây, Hà Hồ đã chia sẻ khoảnh khắc tình cảm của Kim Lý và cô con gái Lisa. Trong video, Kim Lý gây chú ý vì ngâm mình trong chiếc bồn chứa đầy nước đá. Ở bên cạnh, cô bé Lisa vô cùng quan tâm bố, thậm chí còn dùng đá lau mặt cho bố.

Kim Lý ngâm mình trong bồn nước đá, được con gái Lisa "chăm sóc" tỉ mỉ.

Thói quen ngâm mình trong nước đá của Kim Lý khiến cư dân mạng không khỏi thắc mắc. Có người còn cho rằng Kim Lý ngâm nước đá để giảm bớt cái nóng do thời tiết. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu đối với những người tập luyện thể thao chuyên nghiệp.

Ông xã Hà Hồ có cách ngâm mình vô cùng đặc biệt, hóa ra đó chính là bí quyết chăm sóc cơ thể rất tốt - Ảnh 2.

Cư dân mạng thắc mắc về kiểu ngâm mình đặc biệt của Kim Lý.

Phương pháp này được gọi là ngâm mình trong nước lạnh, đang trở thành một hình thức trị liệu phổ biến. Không chỉ Kim Lý, nhiều ngôi sao Vbiz cũng thực hiện liệu pháp ngâm mình nước đá.

Theo một đánh giá được công bố vào tháng 2 năm 2022 trên Tạp chí Sinh lý học Ứng dụng Châu Âu, trong lịch sử, nhiều nền văn hóa khác nhau đã sử dụng nước lạnh như một phương pháp trị liệu áp lạnh.

Ngày nay, các nhà vật lý trị liệu, bác sĩ chỉnh hình, huấn luyện viên cá nhân và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe... cũng sử dụng phương pháp ngâm nước lạnh và các hình thức trị liệu bằng nước lạnh khác (chẳng hạn như liệu pháp nước tương phản, luân phiên tiếp xúc với nước nóng và lạnh) để giảm đau, tăng tốc độ phục hồi cơ bắp.

cold-water-therapy-subguide-potential-health-benefits-alt-1440x810.jpeg

Ngâm cơ thể bạn vào nước lạnh khiến các mạch máu co lại (được gọi là co mạch). Jonathan Leary (bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống tại Mỹ) cho biết khi các mạch máu co lại, chúng sẽ đẩy máu đến các cơ quan của bạn. Sau đó, khi bạn ra khỏi nước lạnh, các mạch máu của bạn sẽ mở ra (được gọi là sự giãn mạch). 

Điều này cho phép máu giàu oxy và chất dinh dưỡng quay trở lại các mô của bạn để giúp loại bỏ các chất thải, chẳng hạn như sự tích tụ axit lactic. Theo Rochester Regional Health, nếu để yên trong cơ, chất thải đó có thể làm chậm quá trình lành vết thương.

Ngâm mình trong nước đá đem lại lợi ích gì cho cơ thể?

 1. Có thể tăng cường phục hồi sau khi tập thể dục

Nhiều vận động viên chuyên nghiệp hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe được cấp phép, sử dụng liệu pháp nước đá để hỗ trợ phục hồi sau khi tập luyện cường độ cao. Đã có một số bằng chứng cho thấy việc ngâm mình trong nước đá làm giảm đau nhức cơ khởi phát muộn sau khi tập thể dục.

Tuy nhiên, ngâm nước đá có thể hạn chế sự phát triển lâu dài về cơ bắp và sức mạnh. Do đó, bạn không nên sử dụng nó quá nhiều. Chỉ nên thực hiện sau một buổi tập luyện, trận đấu hoặc cuộc thi đặc biệt căng thẳng.

2. Có thể giảm đau

Liệu pháp nước đá có thể giúp giảm đau ngắn hạn (cấp tính) và dài hạn (mãn tính) theo một số cách.

Đầu tiên, bằng cách giảm viêm. John Gallucci Jr., điều phối viên y tế của Major League Soccer có trụ sở tại New Jersey, Mỹ cho biết: Tình trạng viêm trong cơ thể có thể gây đau, vì vậy nếu bạn có thể giảm viêm, bạn có thể giảm cơn đau tổng thể.

thuy-ngan-ngam-minh-trong-bon-da-lanh-5-phut-319-5336998.jpeg

Không chỉ Kim Lý, nhiều ngôi sao Vbiz cũng thực hiện liệu pháp ngâm mình nước đá, trong đó có Thúy Ngân...

Liệu pháp nước tương phản - luân phiên giữa nước nóng và nước lạnh - có thể đặc biệt hữu ích. Trên thực tế, liệu pháp nước tương phản đã được báo cáo là có thể sử dụng để điều trị cơn đau do viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, bong gân bàn chân và mắt cá chân. Ngoài ra, còn hữu ích cho bệnh tiểu đường, theo nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên Tạp chí Huấn luyện Thể thao.

Người ta cho rằng việc chuyển đổi qua lại giữa nước nóng và nước lạnh sẽ tạo ra hiệu ứng bơm khi các mạch máu co lại và giãn ra. Điều này làm tăng lưu lượng máu để cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn cho các mô, giúp giảm viêm.

Một cách khác mà liệu pháp nước đá có thể giúp giảm đau là thông qua tác động của nó lên các dây thần kinh. Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng cả ngâm nước và nhiệt độ lạnh đều ngăn chặn các tế bào thần kinh báo hiệu cơn đau trong cơ thể.

3. Hỗ trợ miễn dịch

Một số bằng chứng cho thấy rằng tắm nước đá hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Trong một nghiên cứu nhỏ, những người kết hợp ngâm mình trong nước lạnh, hít thở sâu và thiền định có ít triệu chứng nhiễm vi khuẩn hơn những người không thực hiện. 

saostar-ltfeei8abjqcaugh.jpeg

... và Ngô Kiến Huy.

4. Cải thiện sức khỏe tinh thần

Tắm nước đá cũng có thể tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy tắm nước đá 20 phút 4 ngày một tuần giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở những người mắc bệnh gút. Họ có khả năng vận động khớp tốt hơn và ít căng thẳng, lo lắng và trầm cảm hơn. 

Các nhà khoa học cho rằng việc để cơ thể bạn tiếp xúc với nước lạnh sẽ gây ra phản ứng căng thẳng và kích hoạt hệ thần kinh. Những thay đổi này có thể cải thiện tâm trạng của bạn và giúp bạn thích nghi với căng thẳng theo thời gian.

Hướng dẫn cách ngâm mình trong nước đá an toàn

Khi ngâm mình trong nước đá, bạn nên giảm dần nhiệt độ của nước bằng việc cho đá vào một cách từ từ. Hoặc bạn có thể ngâm mình từ phần chân sau đó mới ngâm toàn thân. Bằng cách này, nước lạnh sẽ không gây sốc cho toàn bộ cơ thể.

Tắm nước đá có thể nguy hiểm, đặc biệt nếu bạn có một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm người sau:

- Huyết áp cao hoặc mắc bệnh tim.

- Có các vấn đề về tuần hoàn như bệnh động mạch ngoại vi.

- Có một vết thương hở.

Ngoài ra, việc ở trong bồn nước đá quá lâu cũng có thể gây hạ thân nhiệt, vì thế bạn nên sử dụng đồng hồ bấm giờ khi ngâm mình. Bạn chỉ nên ngâm mình trong nước đá từ 5 - 10 phút hoặc ít hơn tùy vào cơ thể. Hãy ra khỏi bồn nước đá ngay lập tức nếu cơ thể bắt đầu run rẩy không kiểm soát được hoặc nhận thấy màu da thay đổi.

Theo Đậu Đậu

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên