Lạ đời hãng taxi Nhật Bản sa thải... toàn bộ tài xế để giúp họ vượt qua khó khăn mùa dịch
Hãng taxi ở Tokyo, Nhật Bản đã cho tất cả tài xế nghỉ việc vì mức trợ cấp thất nghiệp còn cao hơn mức lương từ công ty trong thời kì ít khách, không có việc làm.
- 12-04-20207 kiểu người sẽ bị đào thải nhanh nhất qua lần dịch bệnh này, bạn có trong đó không?
- 12-04-2020Đại dịch Covid-19 đã thay đổi cách thế giới vận hành, muốn không bị vòng xoáy "nghiền nát" bạn buộc phải lựa chọn
- 12-04-2020Doanh thu tăng ấn tượng nhưng nhân viên của Amazon luôn thấp thỏm với nỗi lo mưu sinh giữa mùa dịch: Liều mình đi làm hoặc cay đắng chấp nhận nguy cơ mất việc
Vì dịch Covid-19 nên Thế vận hội mùa hè 2020 được tổ chức ở Tokyo, Nhật Bản đã bị hoãn lại tới năm sau. Thủ đô của đất nước mặt trời mọc cũng là một trong số 6 khu vực bị đặt vào tình trạng khẩn cấp, chính phủ đề nghị người dân ở yên tại nhà, các doanh nghiệp phải đóng cửa.
Trước tình hình này, Tokyo Limousine, một công ty taxi và cho thuê xe hơi có trụ sở tại Tokyo đã quyết định cho tất cả tài xế nghỉ việc. Bởi theo các lãnh đạo lý giải, nhân viên có thể nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp cao hơn tiền lương hỗ trợ từ công ty trong thời gian nghỉ làm.
Zackaku Kaneko, chủ tịch của Royal Limousine cho biết: "Sa thải là một quyết định nặng nề. Tôi nghĩ cần phải trả một mức lương hợp lý cho những tài xế phải làm việc trong lúc dịch bệnh đang xảy ra. Nhưng thực tế thu nhập của họ đã bị giảm vì không có khách. Cho tới tháng 3, doanh thu ngày càng tệ hơn, vì vậy đã đến lúc công ty phải đưa ra quyết định để có thể tồn tại".
Ngoài việc sa thải sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí thì còn có một lợi ích nữa, đó là các tài xế không cần phải ra đường làm việc, điều này giúp hạn chế khả năng lây nhiễm Covid-19.
Vào ngày 8 tháng 4, chủ tịch công ty Kensaku Kaneko, 1 trong số 6 công ty con của Tokyo Limousine, đã gặp khoảng 80 nhân viên tại một công viên ở Koto Ward và tuyên bố sa thải mọi người ngay lập tức. Tổng cộng khoảng 600 người sẽ bị cho thôi việc.
Royal Limousine cũng thông báo, họ có ý định thuê lại nhân viên sau khi tình hình được cải thiện dù không có nghĩa vụ phải làm vậy. Điều này đã gây ra sự nghi ngờ cho một số nhân viên bị sa thải rằng điều gì đó đang diễn ra.
Một tài xế 65 tuổi chia sẻ với truyền thông: "Hôm qua tôi nhận được một cuộc gọi từ đồng nghiệp nói rằng tôi đã bị sa thải. Bất ngờ đến nỗi tôi cảm thấy không tin tưởng vào công ty, vì họ không đưa ra cảnh báo nào. Tôi biết tình hình thực sự khó khăn, nhưng tôi không tin rằng quyết định này được đưa ra vì lợi ích tốt nhất của người lao động. Tôi thực sự thích làm việc ở đây vì vậy tôi muốn quay lại. Mặt khác, tôi cảm thấy mình không thể tin tưởng vào công ty. Thật là một cảm giác phức tạp".
"Thật thông minh! Đây có phải là gian lận bảo hiểm thất nghiệp không? Có ai thực sự tin rằng công ty sẽ thuê tất cả mọi người quay lại không?" - một người khác cho hay.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, hành động sa thải nhân viên sau đó thuê trở lại để đòi bảo hiểm thất nghiệp được coi là yêu sách sai lầm và có thể phải chịu phạt. Để ngăn chặn việc các công ty sẽ cho toàn bộ nhân viên nghỉ để duy trì ngân sách, chính phủ Nhật Bản đang cung cấp các khoản trợ cấp khá lớn cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô nhằm đảm bảo không sa thải nhân viên do suy thoái kinh tế.
ICT Việt Nam
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19