Loại dây leo ở rào giậu vùng quê, xưa không ai ngó nay chễm chệ trong siêu thị, hoa 1,5 triệu/kg
Loại cây leo đơn giản này rất chăm ra hoa. Giá thành đắt nhưng công dụng của nó cũng tương xứng.
- 28-02-2024Loại quả ngọt tốt ngang thuốc bổ, vừa hạ đường huyết hiệu quả lại giúp trẻ lâu, ngừa ung thư: Việt Nam có bán
- 27-02-20241 loại quả nhiều vitamin C gấp 4 lần cam, giúp hạ đường huyết, trẻ hóa: Rất sẵn ở chợ Việt
- 27-02-20241 loại rau xanh người Ấn Độ coi là “thuốc bổ”, ở Việt Nam mọc đầy vườn: Là “insulin tự nhiên” giúp hạ đường huyết, lưu thông máu
Không phải kỳ hoa dị thảo khiến người mê cây phải trèo đèo lội suối săn tìm, nhưng vài năm trở lại đây, hoa đậu biếc bỗng được mọi người mua về trồng hoặc xin giống rất nhiều. Loại cây này khi xưa chỉ trồng ở rào giậu miền quê để làm cảnh, chẳng khác gì bìm bìm, dâm bụt.
Vài năm trở lại đây, hoa đậu biếc đã trở thành một sản phẩm đắt đỏ trên thị trường do công dụng của nó đối với sức khỏe và việc sử dụng như là một chất tạo màu tự nhiên trong thực phẩm.
Không chỉ dùng làm phẩm màu tự nhiên cho món ăn, hoa đậu biếc còn được chứng minh là có rất nhiều công dụng với sức khỏe. Loài hoa này cung cấp chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây hại, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch và tiểu đường.
Với các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như axit folic, magiê, kali và vitamin C, hoa đậu biếc thường được sử dụng trong các chế độ ăn kiêng giảm cân. Các dưỡng chất này không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ làm đẹp da và chống lão hóa.
Các dưỡng chất trong hoa đậu biếc cũng có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol trong máu và giảm huyết áp và cải thiện thị lực, giúp điều trị những tổn thương của võng mạc.
Theo các tài liệu cổ, uống trà hoa đậu biếc và dùng hoa đậu biếc làm món ăn còn có tác dụng cho sức khỏe tinh thần. Lý luận của trường phái y học Ayurveda Ấn Độ và Trung y tin rằng hoa đậu biếc có tác dụng an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm.
Cùng với trào lưu sống xanh, ăn thô, tận dụng tối đa hoa cỏ, thảo mộc thiên nhiên làm thức ăn và nuôi dưỡng tâm trí, hoa đậu biếc trở thành một gia vị quen mặt với nhiều bà nội trợ. Người ta sáng tạo các món ăn khác nhau từ hoa đậu biếc như phơi khô uống trà, sử dụng trong các món ăn như salad, tạo màu cho các món bánh, thạch, xôi, mứt...
Hoa đậu biếc nở quanh năm, cứ khoảng nửa tháng lại ra một lứa hoa. Nhiều chị em đã mua giống cây về trồng để tự mình thu hoạch. Ngoài ra, hoa đậu biếc phơi khô cũng bán trong siêu thị, giá từ gần 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/kg.
Các món ăn bắt mắt được tạo màu từ hoa đậu biếc
Tuy có nhiều tác dụn, nhưng hoa đậu biếc cũng là một loại thảo dược, không thể sử dụng tùy tiện. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) khuyên chỉ nên dùng tối đa 5 - 10 bông, tương đương 1 - 2 gram hoa khô/ngày.
Người có tiền sử huyết áp thấp và đường huyết thấp nên cẩn trọng do hoa đậu biếc có thể gây ra tình trạng choáng váng và buồn nôn. Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai; người dùng thuốc chống đông máu hoặc chuẩn bị phẫu thuật cũng nên hạn chế sử dụng hoa đậu biếc.
Đời sống & pháp luật