Loại hạt được ví như là "vua hút đường" giúp giảm lượng đường trong máu, tốt cho người bị tiểu đường
Loại hạt này có chứa một lượng chất xơ lớn và có chứa nhiều hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa, có thể giảm lượng đường trong máu và tốt cho người bị tiểu đường.
- 06-08-2024Cụ ông 62 tuổi qua đời vì đường huyết quá cao, bác sĩ cảnh báo: 2 món chay người tiểu đường nên hạn chế
- 05-08-2024Uống nước thấy 3 dấu hiệu này, cẩn thận ung thư, tiểu đường 'gõ cửa', thận suy yếu
- 31-07-2024Tiểu đường, bệnh tim sớm ‘gõ cửa’ nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm này: Nghiên cứu đã chứng minh
- 31-07-2024Cắt bỏ 2 loại thực phẩm giúp người đàn ông gần như "thoát kiếp" tiểu đường chỉ trong 1 tháng, cholesterol cũng cải thiện rõ rệt
Loại hạt được nhắc đến ở đây là một loại giả ngũ cốc có tên là kiều mạch (hay còn gọi là hạt tam giác mạch). Loại hạt này nổi tiếng ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Người dân ở đây thường sử dụng hạt kiều mạch nghiền ra làm bánh và nhiều món ăn, đồ uống khác.
Hạt kiều mạch không chỉ là đặc sản thơm ngon mà còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao.
Theo Healthline, giá trị dinh dưỡng của hạt kiều mạch cao hơn đáng kể so với nhiều loại ngũ cốc khác. Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam kiều mạch thô bao gồm:
- Lượng calo: 343
- Nước: 10%
- Chất đạm: 13,3 gam
- Carb: 71,5 gam
- Đường: 0 gam
- Chất xơ: 10 gam
- Chất béo: 3,4 gam
Tuy nhiên, hạt kiều mạch không giàu vitamin nhưng lại dồi dào các loại khoáng chất như mangan, đồng, magie, sắt, phốt pho. Đặc biệt, loại hạt này rất giàu các hợp chất thực vật chống oxy hóa như rutin, quercetin, vitexin, D-chiro-inositol.
Dưới đây là những lợi ích nổi bật của hạt kiều mạch đối với sức khoẻ
1. Giảm lượng đường trong máu
Hạt kiều mạch có thể giúp giảm lượng đường trong máu, điều này đặc biệt hữu ích đối với những người bị tiểu đường. Ngoài ra, đối với những người bình thường, lượng đường trong máu cao thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.
Lý do loại hạt này có thể làm giảm lượng đường trong máu là nhờ các chất chuyển hóa trong hạt kiều mạch, chẳng hạn như rutin, có thể có tác dụng bảo vệ trong việc duy trì tín hiệu insulin và khả năng giúp chống lại tình trạng kháng insulin.
Ngoài ra, so với nhiều loại carbohydrate và ngũ cốc nguyên hạt khác, kiều mạch có chỉ số đường huyết thấp. Các carbohydrate phức hợp có trong dinh dưỡng của loại hạt này được hấp thụ vào máu chậm. Điều này giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và hỗ trợ năng lượng bền vững. Carb trong hạt kiều mạch cũng giúp chống lại sự mất cân bằng lượng đường trong máu có thể dẫn đến tình trạng viêm, mệt mỏi và thậm chí là bệnh tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa.
2. Cải thiện và phòng ngừa bệnh tim mạch
Hạt kiều mạch có thể giúp giảm viêm và mức cholesterol "xấu" LDL, do đó có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Ngoài ra, rutin - một chất dinh dưỡng thực vật có trong hạt này là một chất chống oxy hóa quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Chất dinh dưỡng thực vật này có thể hỗ trợ hệ tuần hoàn và giúp chống lại huyết áp cao và cholesterol cao.
Đặc biệt, quercetin là một chất chuyển hóa phenolic khác được tìm thấy trong hạt kiều mạch có liên quan đến việc giảm chứng tăng lipid máu, giảm huyết áp và cải thiện khả năng điều chỉnh cân nặng. Những yếu tố này đều liên quan đến sức khoẻ tim mạch.
3. Tốt cho hệ tiêu hoá
Hạt kiều mạch rất giàu chất xơ nên có thể giúp bạn cảm thấy no lâu và đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Điều này rất quan trọng để điều chỉnh nhu động ruột.
Hạt kiều mạch thậm chí có thể bảo vệ các cơ quan tiêu hóa khỏi ung thư, nhiễm trùng và các triệu chứng tiêu cực khác bằng cách ngăn ngừa căng thẳng oxy hóa trong ruột kết và đường tiêu hóa.
Khi hạt kiều mạch được lên men để tạo ra đồ uống có cồn hoặc một số loại bánh mì chua, loại hạt này có thể hoạt động như một loại prebiotic có giá trị nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ các sản phẩm kiều mạch lên men có thể cải thiện mức độ pH của cơ thể — hoặc sự cân bằng giữa tính axit và tính kiềm — giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại và bệnh tật hình thành.
4. Phòng ngừa các bệnh mãn tính
Hạt kiều mạch có chứa các hợp chất phenolic và chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại sự hình thành ung thư hoặc bệnh tim. Ngoài ra, các chất này còn hỗ trợ chức năng não, chức năng gan và sức khỏe tiêu hóa.
Chất chống oxy hóa có thể chống lại tổn thương do gốc tự do gây ra - gốc tự do có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Đặc biệt, chất chống oxy hóa hỗ trợ chức năng tế bào bằng cách bảo vệ DNA khỏi bị tổn thương và ngăn ngừa tình trạng viêm hoặc hình thành tế bào ung thư.
Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy rutin trong hạt kiều mạch cũng có tiềm năng được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.
5. Hỗ trợ giảm cân
Như đã đề cập, hạt kiều mạch có chứa hàm lượng chất xơ khá cao nên có thể giúp bạn no lâu. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng ăn vặt, từ đó giảm lượng calo nạp vào cơ thể và hỗ trợ giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng.
Lưu ý khi ăn hạt kiều mạch
- Hạt kiều mạch có thể gây dị ứng với các triệu chứng như ban trên da, sưng tấy, rối loạn tiêu hóa và trong trường hợp xấu nhất là sốc phản vệ.
- Ăn với lượng vừa phải. Nếu ăn quá nhiều hạt kiều mạch bạn có thể nạp quá nhiều chất xơ và dẫn tới đau bụng, tiêu chảy.
Trên đây là những lợi ích và một số lưu ý khi ăn hạt kiều mạch. Để bổ sung loại hạt này vào chế độ ăn uống, bạn có thể dùng hạt kiều mạch nấu cùng cơm, nấu cháo hoặc nghiền thành bột đem làm bánh hay là rang hạt lên làm trà.
Nguồn và Ảnh: Healthline, Dr.axe
Đời sống và pháp luật