Loại lá được dùng chung với thịt gà không ngờ là "thuốc bổ tự nhiên" để khỏe ruột, đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch
Trong nhiều món ăn từ thịt gà, thứ này thường được thêm vào để tăng hương vị và trang trí, nhưng tiếc là ít người biết rõ lợi ích để ăn.
- 18-02-2024Loại lá bán đầy chợ Việt được người Nhật chuộng, có trong chế độ ăn giúp sống lâu 100 tuổi: Bổ máu, tiêu hóa khỏe
- 17-02-20241 loại lá “làm sạch” cơ thể sau kỳ nghỉ Tết, hạ đường huyết hiệu quả: Mọc đầy ở vùng núi Việt Nam
- 17-02-20243 loại lá là “thuốc” hạ đường huyết tự nhiên, giảm mỡ máu, tốt cho tim mạch
Chanh là loại trái quen thuộc với mọi gia đình, thường được sử dụng nhiều trong các món ăn hoặc vị thuốc. Tuy nhiên ít người biết rằng, lá chanh cũng là thực phẩm có nhiều lợi ích không kém. Chúng thường được cho vào các món gà luộc, gà rang lá chanh… nhưng hầu như chẳng ai ăn mà hay tiện tay vứt luôn.
Lợi ích của lá chanh
Lá chanh có hình thoi, chiều dài khoảng 2,5-9cm, mép lá có hình răng cưa và có mùi đặc trưng. Mặt trên của lá màu xanh bóng, mặt dưới có màu lục sẫm hơn. Lá chanh thường được biết đến là một loại rau gia vị tạo mùi thơm khi chế biến món ăn.
Trong Đông y, lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn, tác dụng tiêu đàm, chỉ khái. Từ xa xưa, lá chanh đã được sử dụng trong các bài thuốc trị hen suyễn, hen phế quản, ho do lạnh, cảm sốt không đổ mồ hôi. Loại lá này còn chứa nhiều tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, nên thường được dùng làm nguyên liệu để xông hơi giải cảm.
Hơn thế nữa, loại tinh dầu này sở hữu các hợp chất làm ức chế một số loại vi khuẩn như limonene, geraniol hay citral. Các hợp chất này không những tạo hương thơm đặc trưng của lá chanh và ức chế vi khuẩn gây bệnh, mà còn hỗ trợ điều trị một số nhiễm trùng. Từ đó góp phần nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Theo các chuyên gia, sau đây là một số lợi ích của lá chanh mà bạn cần phải biết.
- Chống oxy hóa cực tốt, giúp đẹp da
Flavonoid, limonoid và axit ascorbic trong lá chanh là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương gây ra bởi gốc tự do. Ngoài ra, chúng còn ngăn chặn tổn thương DNA và bảo vệ màng tế bào khỏi các các tác nhân gây hại từ môi trường như tia UV từ ánh nắng, ô nhiễm, căng thẳng.
Thêm vào đó, vitamin C có tác dụng chữa lành vết thương và phục hồi mô. Vì vậy, vitamin C trong lá chanh sẽ giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh, đồng thời chống lại các vết thâm do mụn trứng cá hoặc các bệnh về da khác như chàm hoặc bệnh vẩy nến…
- Chống viêm, giảm đau
Từ lâu, lá chanh đã được công nhận là sở hữu khả năng chống viêm và giảm đau. Các chất chống oxy hóa trong lá chanh, như flavonoids và axit ascorbic, được biết đến với tính chất chống viêm mạnh mẽ. Chúng có khả năng ức chế sự sản xuất các chất gây viêm trong cơ thể, giúp làm giảm sự viêm nhiễm và đau nhức.
Hơn nữa, lá chanh còn được sử dụng trong y học dân gian như một biện pháp tự nhiên, giúp giảm đau do các tình trạng như đau đầu, đau cơ, đau họng... Bạn có thể uống nước từ lá chanh (bằng cách đun sôi nước và thả lá chanh vào) hoặc đắp lá chanh trực tiếp lên vùng da bị đau.
- Tăng cường hệ miễn dịch, kháng sinh tự nhiên
Lá chanh có chứa các chất kháng sinh tự nhiên, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý. Khi cảm thấy mệt mỏi hoặc hệ miễn dịch có dấu hiệu bị suy yếu, hãy thử đun sôi lá chanh với nước và uống khi còn ấm vào mỗi buổi sáng sẽ giúp tăng cường năng lượng cho một ngày mới.
Thêm vào đó, lá chanh còn chứa nhiều dưỡng chất giúp kích thích sản xuất bạch cầu tự nhiên. Điều này sẽ làm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, từ đó giúp đẩy lùi virus cảm cúm. Những ngày trời rét hãy cố gắng sử dụng lá chanh để bảo vệ sức khỏe.
- Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Các hợp chất trong lá chanh có thể kích thích sự tiết mật và ức chế hình thành khí trong ruột. Điều này giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, đầy bụng... Lá chanh cũng có tính chất chống viêm và chống tắc nghẽn, giúp duy trì sự thông thoáng của hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, lá chanh còn chứa các chất xơ quan trọng như cellulose và pectin. Các chất xơ này có khả năng hấp thụ nước và tạo thành một chất nhầy trong ruột. Nhờ đó tăng cường sự di chuyển của thức ăn và duy trì cân bằng nước trong ruột. Điều này sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Lưu ý khi sử dụng lá chanh
Lá chanh được sử dụng nhiều trong việc chế biến các món ăn và các vị thuốc. Tuy nhiên, có một số lưu ý về việc sử dụng lá chanh mà bạn không nên bỏ qua:
- Đầu tiên, bạn không nên sử dụng phần gân lá khi nấu ăn, chỉ sử dụng phần lá sẽ bớt đắng và thơm hơn. Ngoài ra cũng không nên sử dụng quá nhiều vì sẽ làm đắng món ăn, chỉ cần 1-2 lá thái nhỏ là vừa.
- Không cho lá chanh vào trước hoặc trong khi đang nấu, bởi nhiệt độ cao sẽ khiến lá chanh bị đắng. Bạn chỉ nên cho vào sau cùng trước khi tắt bếp để lá chanh dậy mùi thơm. Với một số món cần sử dụng lá chanh để trộn, ướp trước khi chế biến, bạn nên cho số lượng ít, đủ để có chút mùi thơm nhẹ. Ngoài ra nên băm thật nhỏ lá chanh để không ảnh hưởng quá nhiều đến mùi vị món ăn.
Theo Heathguide, Themonk
Phụ nữ số
- Không cần pha mật ong, 2 loại nước này uống vào buổi sáng cũng giúp làm sạch ruột, dưỡng thận, mát gan hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở Việt Nam
- Loại rau rừng kỳ lạ có ở Việt Nam được ví là "nhân sâm châu Á”: Từng không ai quan tâm giờ được mê vì bổ đủ đường
- Một loại củ được ví là "nhân sâm của người nghèo": Bán đầy chợ Việt, giúp giảm cân, sáng mắt và rất nhiều công dụng khác
- Một môn thể thao kéo dài tuổi thọ hơn cả chạy hay bơi nhưng thường bị đánh giá thấp: Có đến 5 lợi ích cho sức khỏe không ngờ đến
- Uống nước tốt cho sức khỏe nhưng uống sai còn gây hại hơn: Đây là 5 sai lầm cực kỳ tai hại khi uống nước mà nhiều người dễ mắc phải