Loại rau rẻ tiền nhưng được sách cổ khen hết lời: 'Quét sạch' mỡ máu, giảm huyết áp tự nhiên
Cây hẹ không mấy xa lạ với người Việt. Hiện nay, hẹ thường được trồng làm rau ăn hoặc trang trí bên ngoài ngôi nhà. Không chỉ là rau ăn, cây trang trí, hẹ còn là thuốc quý.
- 27-10-2023Loại rau là ‘thuốc’ kháng sinh tự nhiên, ngừa cả ung thư nhưng bị nhiều người ‘xa lánh’
- 27-10-20234 loại rau “đánh bay” mỡ máu, bán đầy chợ Việt Nam: Ai cũng mua được nhưng không nhiều người tận dụng
- 26-10-2023Loại rau mọc dại khắp nơi là 'thuốc' bổ phổi, bảo vệ họng
Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (Cơ sở 3), hẹ được người dân dùng trong nấu ăn và chữa các bệnh từ đơn giản tới phức tạp. Tác dụng quý của hẹ đã được nhiều tài liệu cổ ghi lại.
Loại cây được nhiều sách cổ khen hết lời
Trong sách Nội kinh có viết: "Xuân hạ dưỡng dương", nghĩa là mùa xuân cần ăn các món ôn bổ dương khí. Do vậy, từ xưa ông cha ta đã biết dùng hẹ để bồi bổ cơ thể, phòng ngừa bệnh.
Còn trong Bản thảo thập di viết: "Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên".
Không chỉ lá và thân hẹ có tác dụng tốt chữa bệnh mà củ hẹ cũng có nhiều lợi ích. Theo sách Lễ ký, củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất công hiệu. Lá hẹ có vị cay, hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.
Trong các sách y học nói chung và Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh nói riêng còn có nhiều bài thuốc dùng hẹ.
Công dụng của hẹ
Theo y học hiện đại, hẹ có chứa chất đạm, đường, vitamin A, vitamin C, canxi, phốt pho, nhiều chất xơ. Trong hạt của cây hẹ còn có ancaloit và saponin. Chất xơ của hẹ giúp tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy.
Bác sĩ Vũ cho hay hẹ đã được chứng minh có chứa hoạt chất tương tự như kháng sinh điều trị về bệnh hô hấp và đường ruột của trẻ em. Nước ép lá hẹ cho thêm một chút đường phèn là 'thuốc điều trị' khi nhiễm vi trùng ở đường tiêu hóa nói chung và đặc biệt là đối với bệnh lý đường ruột nói riêng.
Theo kinh nghiệm dân gian, khi dùng một nắm lá hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ, trộn với một ít đường phèn hấp trong nồi cơm sôi vừa cạn hoặc chưng cách thủy, để nguội cho bé uống sẽ dịu ngay cơn ho, cảm, sốt. Nên dùng lá hẹ tươi sẽ tốt hơn.
Bác sĩ Vũ cho biết cây hẹ rất tốt cho người có vấn đề huyết áp và cholesterol cao. Trong lá hẹ có chứa allicin có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Do vậy, hẹ thường được dùng để hạ huyết áp một cách tự nhiên và quét sạch mỡ máu trong cơ thể.
Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra hẹ có chứa chất flavonoid có thể ngăn ngừa, phòng chống một số căn bệnh ung thư liên quan tới tiêu hoá như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và một số căn bệnh ung thư khác. Flavonoid còn giúp cân bằng huyết áp, đặc biệt giúp giảm huyết áp cao. Ăn hẹ thường xuyên giúp thành mạch tốt, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
"Cây hẹ có đặc tính chống vi khuẩn và nấm nên rất tốt cho da, đồng thời cải thiện những vấn đề về nhiễm trùng da. Hẹ có thể thay thế cho các loại kem bôi làm lành vết thương hở, giúp vết thương mau lành", bác sĩ Vũ nói.
Cuối cùng, trong rau hẹ có nhiều vitamin K tham gia vào quá trình tạo xương, giảm nguy cơ loãng xương, bác sĩ Vũ cho biết.
Lưu ý khi dùng hẹ
Bác sĩ Vũ lưu ý dược lý của hẹ cao nhất là vào mùa xuân. Hẹ kỵ mật ong và thịt trâu, nên tránh kết hợp cùng 2 loại thực phẩm này. Những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt không nên dùng hẹ lâu dài.
Phụ nữ số
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"