Mùa hoa anh đào buồn vì vắng khách du lịch tại Nhật Bản: Người kinh doanh méo mặt "thế này coi như xong", cư dân thích thú trước sự bình yên hiếm có
Hoa anh đào năm nay vẫn bừng nở tại Nhật Bản, nhưng không còn mấy ai tới để ngắm chúng vì dịch Covid-19 đang bùng phát ở khắp mọi nơi.
- 04-04-2020Cơ trưởng Quang Đạt: 9 năm làm việc, lần đầu nghe đến những từ như "dừng bay", "nghỉ không lương", "chấm dứt hợp đồng"
- 04-04-2020Thầy giáo khiếm thị mang ánh sáng công nghệ tới cho hàng nghìn người cùng cảnh ngộ: "Cách ly xã hội" vì Covid-19, người thiếu may mắn nay có thể làm những điều tưởng như không thể
- 01-04-2020Tầng lớp lao động Hàn Quốc chật vật kiếm sống giữa thời Covid-19: Tiểu thương lay lắt cả buổi không có khách, công nhân thất nghiệp phải xin từng bữa ăn
Cuối tháng 3, đầu tháng 4 cũng là lúc hoa anh đào bắt đầu nở rộ trên đường phố Nhật Bản. Tại thành phố Nara, những điểm tham qua như chùa Todaiji - nơi đặt tượng Phật khổng lồ - hay công viên Nara với những đàn hươu dễ thương sẽ chật kín khách du lịch, tạo nên một khung cảnh đông đúc, nhộn nhịp thường thấy vào mùa du lịch.
Thế nhưng năm nay tình hình đã khác. Đường phố vắng bóng đến lạ thường, nhất là ở những điểm du lịch, bởi vì khách nước ngoài đang tránh di chuyển trong thời điểm dịch bệnh này, còn dân địa phương cũng được khuyến cáo nên ở nhà nếu không có việc cần thiết phải ra ngoài.
Tại Lâu đài Osaka thuộc thành phố Osaka, mọi chuyện cũng không khả quan hơn bao nhiêu. Theo Yasuyuki Funabiki - một hướng dẫn viên tình nguyện, số ít du khách đang có mặt tại đây chỉ là một phần rất nhỏ của đám đông vốn có.
“Chỉ khoảng 1%”, Funabiki so sánh đám đông của các năm trước so với những du khách quốc tế và nội địa đang đi dạo quanh công viên này.
Nhân viên bảo vệ đang đi tuần tra trong công viên Ueno (Tokyo, Nhật Bản). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng du khách đã sụt giảm đáng kể. (Ảnh: AFP)
Với một ngành du lịch phụ thuộc nhiều vào lượng khách quốc tế như Nhật Bản, đây là đón giáng vô cùng nặng nề. Lượng du khách nước ngoài tới Nhật Bản đã giảm 58,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong cái rủi lại có cái may, nhất là với những cư dân đang sống gần các địa điểm du lịch tại cố đô Kyoto. Họ đã quá chán cảnh đông đúc và xô bồ mà các vị khách nước ngoài đem đến mỗi mùa du lịch.
Cửa hàng lưu niệm của Tadayuki Takiguchi là nơi duy nhất mở cửa vào mấy ngày gần đây. Nó tọa lạc trên một con đường gần công viên hươu Nara nổi tiếng - nơi du khách thường dừng chân để chụp ảnh và cho hươu ăn.
“Đôi khi tôi chẳng thấy một ai trên đường phố cả”, Takiguchi nói. “Tôi chưa từng thấy cảnh nào như vậy”.
Một chú hươu băng qua con phố vắng bóng du khách tại Nara (Nhật Bản). (Ảnh: Getty Images)
Nara là một trong những nơi đầu tiên xuất hiện dịch Covid-19, khi một người lái xe buýt được xác nhận dương tính với SAR-CoV-2 vào cuối tháng 1 do chở du khách đến từ Vũ Hán (Trung Quốc) - nơi khởi nguồn dịch bệnh. Cùng lúc đó, chính phủ Trung Quốc cũng đã cấm các đoàn du lịch theo tour và dừng mọi gói du lịch nước ngoài.
Theo Takiguchi, du khách Trung Quốc đã nhanh chóng biến mất, sau đó lần lượt là du khách từ Mỹ và châu Âu. Những ngày này, hầu hết các hàng đều không buồn mở cửa, một số có lẽ lo ngại nguy cơ lây nhiễm từ khách hàng.
Tính tới thời điểm này, Nhật Bản đã ghi nhận gần 4.000 trường hợp nhiễm Covid-19, bao gồm 712 người trên tàu du lịch “Diamond Princess”. Các nhà chức trách đã ra lệnh đóng cửa mọi trường học và khuyên người dân ở các khu vực bùng phát dịch mạnh như Tokyo, Fukuoka, Osaka... nên ở trong nhà.
Người dân Nara đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. (Ảnh: Getty Images)
Dù vậy, việc hạn chế du lịch và đóng cửa hầu hết các địa điểm vui chơi giải trí đã gây tổn thất không nhỏ cho ngành du lịch ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Nhiều công ty và hội nhóm đã phải hủy bỏ những buổi đi picnic ngắm hoa hàng năm để đảm bảo sự an toàn cho mọi người.
“Cá nhân tôi thấy đây là một quyết định sáng suốt”, Funabiki nhận xét. May mắn thay, anh không phải đi đâu xa để có thể ngắm hoa anh đào.
“Nhà tôi có một cây hoa anh đào. Năm nào tôi cũng rủ gia đình con trai và con gái về nhà để ngắm hoa và tổ chức tiệc”.
Cả ngày chẳng có lấy một vị khách nào, Takiguchi nói rằng kinh doanh như thế này thì “coi như xong”. Điểm sáng duy nhất mà nó mang lại là không khí yên ắng lạ thường tại các địa điểm vốn đầy rẫy các du khách trong vài năm trở lại đây.
Ở thành phố Kyoto gần đó, các nhà chức trách cùng cư dân đang suy nghĩ xem làm thế nào để phát triển du lịch một cách bền vững.
“Tôi cảm thấy không khí ‘wabi-sabi’ của Kyoto đang quay trở lại”, Takakazu Machi - một hướng dẫn viên du lịch tự do - cho biết. “Wabi-sabi” là một tư duy thẩm mỹ đề cao sự mộc mạc, bình yên và không hoàn hảo.
Hiện tại, vì không kiếm được đồng nào trong mùa hoa anh đào năm nay, Machi đành phải đi lái taxi để trang trải cuộc sống.
Họa sĩ Kinji Nakamura (76 tuổi) - người sống ở gần cầu Togetsu danh tiếng tại quận Arashiyama, Kyoto - cho biết, ông đã quá mệt mỏi với việc tắc đường và sự phiền nhiễu của khách du lịch. Đôi lúc, ông còn phải cảnh báo du khách không trèo lên những cây hoa anh đào già yếu và mỏng manh để chụp ảnh tự sướng.
“Khách du lịch đang trở nên quá đông đúc. Phải nên vắng vẻ như thế này”, ông Nakamura nói.
(Theo SCMP, NBC News)
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19