Nghiên cứu khoa học phát hiện ra quy luật mới về tuổi thọ: Chỉ cần làm 70% điều này mỗi ngày, bạn có thể sống lâu thêm tới 20 năm
Nếu mỗi bữa chỉ ăn 70% nhu cầu thì sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Từ những năm 1930, các thí nghiệm với giun, ruồi, chuột và khỉ đã chỉ ra rằng ăn ít hơn 30% mỗi ngày có thể cải thiện đáng kể sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Phương pháp này cũng có thể áp dụng với con người.
Khoa học hiện đại cũng khẳng định ăn no 70% mới đảm bảo được lượng dinh dưỡng. Tuân thủ nguyên tắc ăn no 70% về lâu dài không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn giúp tinh thần luôn tỉnh táo!
Câu hỏi đặt ra là: Ăn no 70% là như thế nào, cảm giác ra sao?
Để trả lời câu hỏi này, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ăn no 70% là "Cảm giác no 70% tức là bụng không còn đói, cảm giác thèm ăn cũng không cao, có thể ăn không no nhưng ăn tiếp sẽ cảm thấy no".
Có một điểm cần lưu ý, đó là nếu giờ ăn tương đối đều đặn và cố định, ăn đủ 70% thì bạn sẽ không bị đói trước bữa thứ hai. Nói cách khác, nếu bạn đói trước thời hạn, điều đó có nghĩa là bạn chưa ăn đến 70% và có thể tăng cảm giác thèm ăn.
Ăn ít hơn 30% và sống lâu hơn 20 năm
Mọi người mơ ước một ngày nào đó, cơ thể sẽ không còn già đi theo tuổi tác. Làm thế nào chúng ta có thể "nắm giữ" được tuổi thanh xuân, sức khỏe và tuổi thọ vĩnh viễn?
Theo phân tích tổng hợp kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, nhà khoa học Julie Mattison và các đồng nghiệp tại Viện Lão hóa Quốc gia Hoa Kỳ tin rằng chỉ cần giảm lượng thức ăn mới có thể kéo dài tuổi thọ. Năm 1935, một thí nghiệm trên chuột phát hiện ra rằng sau khi giảm lượng thức ăn từ 30% đến 50%, tuổi thọ của chúng kéo dài hơn và sự khởi phát của các bệnh lão hóa cũng muộn hơn.
Vào những năm 1980, hai nghiên cứu dài hạn do Viện Lão hóa Quốc gia (NIA) và Đại học Wisconsin thực hiện trên khỉ đã đưa ra kết luận tương tự.
Một nhóm khỉ được kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống, trong khi một nhóm khỉ khác lại được ăn uống tự do. Thí nghiệm kéo dài trong 10 năm, và sau đó các nhà nghiên cứu đi đến kết luận: "Gần như tất cả 100 con khỉ ăn uống tự do đều bị gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch vành, cao huyết áp và các bệnh khác. 50 con khỉ đã chết. Còn trong số 100 con khỉ được kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn thì chỉ có 12 con chết".
Kết luận của hai nhóm thí nghiệm trên đều cho thấy: Điều khiển khẩu phần ăn đúng lượng, hợp lý mới có thể đạt được hiệu quả kéo dài tuổi thọ.
So với những lợi ích sức khỏe khác nhau của việc ăn ít, thì ngược lại, ăn quá nhiều có thể gây ra nhiều bệnh.
Béo phì
Những thực phẩm giàu chất béo, giàu đạm thường khó tiêu hóa. Ngoài ra, chất "dinh dưỡng" dư thừa tích tụ trong cơ thể đẫn đến béo phì và hàng loạt bệnh nguy hiểm khác.
Vô số nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng béo phì có thể gây ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, xơ cứng động mạch, viêm túi mật,… cộng với hậu quả là các biến chứng có thể lên đến hàng trăm loại, cực kỳ đáng sợ.
Bệnh dạ dày
Ăn quá no làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và chứng khó tiêu. Tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày của con người có tuổi thọ ngắn và cần được sửa chữa 2-3 ngày một lần. Nếu bữa trước chưa kịp tiêu hóa mà bữa sau lại đầy bụng sẽ khiến dạ dày luôn trong tình trạng no.
Từ đó, niêm mạc dạ dày không được phục hồi. Đồng thời, dạ dày tiết ra một lượng lớn dịch vị sẽ làm phá hủy dạ dày và niêm mạc, khiến dạ dày bị viêm và gây ra các triệu chứng khó tiêu, lâu ngày cũng có thể xảy ra các bệnh như xói mòn dạ dày, viêm loét dạ dày .
Mệt mỏi
Ăn quá no sẽ khiến não bộ không phản ứng kịp và đẩy nhanh quá trình lão hóa não. Sau khi ăn no, máu trong cơ thể sẽ đến hệ tiêu hóa để "làm việc". Điều này khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải kéo dài.
Ung thư
Các nhà khoa học Nhật Bản chỉ ra rằng, ăn quá no sẽ làm giảm hoạt động ức chế các yếu tố sinh ung thư tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Bệnh Alzheimer
Các chuyên gia Nhật Bản cũng phát hiện khoảng 30% -40% bệnh nhân Alzheimer có thói quen ăn no lâu ở độ tuổi thanh niên và trung niên.
Loãng xương
Ăn no trong thời gian dài có xu hướng gây ra quá trình vôi hóa xương, và khả năng bị loãng xương sẽ tăng lên rất nhiều.
Bệnh thận
Ăn quá nhiều sẽ gây hại cho hệ tiết niệu của con người, vì quá nhiều nitơ phi protein sẽ được đào thải qua thận làm tăng gánh nặng cho thận.
Suy nhược thần kinh
Khi ăn quá no, dạ dày và ruột căng phồng sẽ gây áp lực lên các cơ quan xung quanh, khiến "làn sóng" hưng phấn lan đến các bộ phận khác của vỏ não và gây suy nhược thần kinh.
Phương pháp ăn tối, khỏe mà không ốm
Ngoài việc áp dụng nguyên tắc ăn no 70%, để giữ gìn sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, chúng ta cũng cần thực hiện 5 nguyên tắc này. Ảnh: Aboluowang
Nguyên tắc 1: Đa dạng hơn, ít năng lượng hơn
Với nhịp sống hối hả và công việc ngày càng gấp gáp, việc sắp xếp khẩu phần ăn 3 bữa một ngày cũng bị bỏ qua, nhiều người có khi chỉ cần uống một cốc sữa đậu nành là đủ cho bữa sáng hay là ăn mì gói cho bữa tối.
Những bữa ăn như vậy không những không đủ chất dinh dưỡng mà còn có hại cho sức khỏe. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng nên ăn 3 bữa một ngày đúng cách để có sức khỏe tốt. Thực phẩm chủ yếu cho các bữa ăn bao gồm rau, protein, thịt... và phải được kết hợp phù hợp.
Nguyên tắc 2: Thà ăn sớm còn hơn ăn khuya
Thời điểm tốt nhất để ăn tối là từ 18 giờ đến 19 giờ. Ăn quá sớm dễ khiến bạn đói trước khi đi ngủ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
Đồng thời không nên ăn quá khuya, muộn nhất là cách xa giấc ngủ 3 tiếng. Điều này sẽ không chỉ để lại đủ thời gian cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng trong dạ dày và ruột, mà còn có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng hơn để chuyển hóa lượng calo nạp vào cơ thể. Ngay cả khi bạn đi làm về muộn, hãy cố gắng ăn tối sớm nhất có thể.
Nguyên tắc 3: Càng muộn, ăn càng ít
Có bạn hỏi rằng: "Mình đi làm muộn, 10h mới về đến nhà, có thể bỏ bữa tối được không?" Tất nhiên là không.
Nếu bạn không ăn tối, thời gian từ bữa ăn đầu tiên đến bữa ăn tiếp theo là gần mười tám giờ! Mặc dù không có thức ăn trong dạ dày nhưng dịch tiêu hóa vẫn được tiết ra. Tuy không nhiều nhưng cũng đủ gây hại cho sức khỏe dạ dày và đường ruột về lâu dài.
Do đó, nếu ăn tối quá muộn, bạn có thể ăn một ít cháo hoặc một đĩa salad rau củ quả.... Không cần quá nhiều, chỉ cần sau khi ăn không bị đói là được.
Nguyên tắc 4: Nhai chậm, vị nhạt
Nhai và nuốt từ từ không chỉ giúp thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn, giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa mà còn giúp bạn dễ ăn hơn và giảm lượng thức ăn thừa. Ngoài ra, ăn ít thức ăn có vị nặng vào bữa tối cũng có thể giúp giảm cân. Tốt nhất không nên ăn các món nấu như om, rán, xào.
Nguyên tắc 5: Tập trung vào việc ăn uống
Cảm giác no là bản năng của con người. Tuy nhiên, cảm giác no ở các mức độ khác nhau chỉ có thể cảm nhận được khi bạn tập trung ăn uống. Nếu bạn đang nói chuyện hoặc xem TV trong khi ăn, bạn sẽ khó cảm nhận được sự thay đổi trong cảm giác no và bạn sẽ vô tình ăn quá nhiều.
Theo Aboluowang
Trí Thức Trẻ
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"