Nghiên cứu khoa học: Thói quen uống nước có liên quan tới tuổi thọ, người sống lâu thường tiêu thụ lượng nước ở mức này
Nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện và chỉ ra mối liên hệ giữa thói quen uống nước hàng ngày với tuổi thọ của con người.
- 26-11-2024Thói quen buổi tối có liên quan đến tuổi thọ: Người sống lâu, khỏe mạnh thường “lười” 4 việc trước khi ngủ
- 21-11-2024Giấc ngủ có liên quan đến tuổi thọ: Nghiên cứu ĐH Harvard chỉ ra người sống thọ, khỏe mạnh thường có 5 dấu hiệu khi ngủ
- 16-11-2024Nghiên cứu khoa học trong vòng 43 năm: Trình độ học vấn có liên quan đến tuổi thọ, người muốn sống lâu nên duy trì thêm 3 thói quen này
- 13-11-2024Nghiên cứu khoa học: Thói quen ăn sáng có liên quan đến tuổi thọ, người sống lâu không bao giờ làm 5 điều này
Chúng ta đều biết nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Nó chiếm khoảng 70% trọng lượng trong cơ thể và là một phần không thể thiếu của cấu trúc tế bào, tham gia vào nhiều quá trình sinh học khác nhau như tiêu hóa, vận chuyển chất dinh dưỡng và làm mát cơ thể thông qua quá trình đổ mồ hôi. Do đó, việc uống đủ nước mỗi ngày rất cần thiết đối với sức khỏe tổng thể, thậm chí còn giúp con người kéo dài tuổi thọ hơn.
Năm 2023, Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ (NHLBI Mỹ) đã công bố kết quả nghiên cứu chỉ ra sự liên quan giữa thói quen uống nước và tuổi thọ của con người. Theo đó, nghiên cứu kéo dài trong 25 năm với sự tham gia của gần 16.000 người cho thấy, những người trưởng thành uống nước thường xuyên có sức khỏe ổn định, tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính thấp hơn và sống lâu hơn những người không uống đủ nước.
Ngay sau khi được công bố, các kết quả của nghiên cứu nhanh chóng nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận. Bà Natalia Dmitrieva - chuyên viên cấp cao tại Phòng thí nghiệm y học tái tạo tim mạch thuộc NHLBI Mỹ cho biết, khi tình trạng mất nước không được bù đắp trong thời gian dài có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa và tạo điều kiện khởi phát các bệnh mạn tính liên quan như: Tiểu đường loại II, tim mạch, bệnh về thận, phổi và cả chứng mất trí nhớ,...
"Uống ít nước làm tăng nồng độ natri và kích thích tiết hormone tác động lên thận, dẫn đến việc bài tiết nước tiểu cô đặc hơn. Mức độ tăng cao liên tục của các hormone này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các mô khác trong cơ thể, dần dần làm suy yếu chức năng của chúng và dẫn đến lão hóa nhanh" - Bà Dmitrieva nói.
Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Trung Quốc cho thấy, việc uống không đủ nước trong thời gian dài có thể gây ra nhiều loại bệnh mãn tính và cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ. Nghiên cứu đề cập rằng những người uống đủ một lượng nước vừa phải mỗi ngày sẽ có các chỉ số sức khỏe tim mạch và thận tốt hơn đáng kể so với những người uống không đủ nước trong nhiều năm. Họ kết luận, nước có thể là một trong những “chìa khóa kéo dài tuổi thọ” đơn giản nhất nhưng dễ bị mọi người ‘‘ngó lơ’’.
Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Bà Dmitrieva - chuyên viên cấp cao tại Phòng thí nghiệm y học tái tạo tim mạch thuộc NHLBI Mỹ cho biết, các tổ chức y tế trên thế giới đều thống nhất rằng nam giới nên uống đủ từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày. Phụ nữ nên uống từ 1,6 - 2,1 lít nước mỗi ngày. Bà còn nhấn mạnh ‘‘Đây là khuyến nghị lượng tiêu thụ chuẩn dành cho những ngày bình thường, không có hoạt động thể thao cường độ cao hay ở trong môi trường nóng thời gian dài".
Nếu là người tập thể dục cường độ cao hoặc ở trong thời tiết nóng bức kéo dài, sự mất nước (phổ biến nhất là thông qua việc tiết mồ hôi) sẽ nhiều hơn nên cũng cần bù nước nhiều hơn. Nếu bạn hoạt động nhiều và có tình trạng sức khỏe khác nhau, bạn nên chọn lượng nước uống phù hợp tùy theo tình trạng của mình. Ví dụ, bệnh nhân mắc bệnh gút cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Nên uống nước vào thời điểm nào?
Nhiều dữ liệu khoa học cho thấy lượng nước uống hàng ngày của người lớn nên được kiểm soát trong khoảng 1,6 - 2 lít, chia thành lượng nhỏ, uống vào nhiều lần trong nhiều khoảng thời gian thay vì uống một lượng lớn vào cùng một lúc.
Các chuyên gia cũng chỉ ra những thời điểm uống nước giúp phát huy tối đa hiệu quả như sau:
1. Mỗi sáng sau khi thức dậy: Theo trang Everyday Health, uống nước lúc này có thể giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng, khởi động quá trình trao đổi chất, cung cấp nước cho cơ thể sau một đêm dài và giúp loại bỏ độc tố.
2. Uống trước và sau bữa ăn: Thói quen này không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa, kích thích sản xuất các enzym tiêu hóa, mà còn giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn.
3. Uống nước trước khi tắm: Uống 1 ly nước trước khi tắm có thể giúp hạ huyết áp.
4. Uống nước trước 25 - 30 phút trước khi đi ngủ: Thói quen này sẽ giúp giải độc tự nhiên và cải thiện chức năng cho hệ tiêu hóa.
Theo Toutiao
Phụ Nữ Số