Người có 4 điểm này có thể đã có "kháng thể của riêng mình", bệnh ung thư không dám đến gần, nếu bạn có được 3 thôi cũng đáng mừng
Người có những thói quen sinh hoạt và ăn uống tốt tuy không thể ngăn chặn 100% sự xuất hiện của bệnh ung thư nhưng ít nhất cũng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- 30-01-2022Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, bụi mịn ngày càng dày đặc, làm thế nào để phổi "sạch bong"? Chuyên gia bật mí nguyên tắc vàng để đường hô hấp khỏe mạnh
- 27-01-2022"Sát thủ vô hình" nhỏ hơn sợi tóc 30 lần đang ''ăn mòn'' phổi của bạn mỗi ngày: Chuyên gia chỉ ra 4 nhóm đối tượng dễ bị tấn công, kiểm tra xem bạn có nằm trong số đó không
- 27-01-20224 thực phẩm bình dân này chính là “máy lọc phổi”: Giúp giải độc và ngừa ung thư, càng siêng ăn càng kéo dài tuổi thọ
Sức khỏe là bạn đồng hành của tuổi thọ. Đáng tiếc, ngày nay, số người trẻ phải đối mặt với ung thư có xu hướng tăng dần, tức là tuổi thọ cũng giảm đi. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta phải sợ bệnh ung thư. Ung thư tuy là bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhưng vẫn có thể phòng ngừa được nếu có thói quen sinh hoạt và ăn uống tốt trong cuộc sống.
Những người không dễ bị ung thư thường có 5 đặc điểm này. Nếu bạn có tất cả chúng, hãy vui lên! Còn nếu không thì hãy cố gắng có ít nhất 3 điều cũng là tốt.
1. Tập thể dục thường xuyên và giữ cân nặng vừa phải
Tập thể dục có thể nâng cao thể chất của con người, thể lực cường tráng sẽ có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ. Ngày càng có nhiều người bắt đầu chú ý đến việc dưỡng sinh, bồi bổ cơ thể.
Tập thể dục thường xuyên có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất. Đồng thời có tác dụng thư giãn cơ bắp, giúp xương chắc khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nên ít mắc bệnh, giảm nguy cơ ung thư.
Nếu lúc bình thường không thích vận động, lâu dần dễ hình thành béo phì. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, tim mạch mà còn tăng nguy cơ ung thư.
Tập thể dục thường xuyên có thể tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể, duy trì cân nặng hợp lý và ngăn ngừa béo phì.
Tuy có nhiều cách tập thể dục nhưng đừng tập thể dục một cách mù quáng. Tập thể dục quá sức thậm chí sẽ gây hại cho sức khỏe hơn.
2. Có một giấc ngủ ngon
Nhiều người nghĩ rằng việc ăn ngủ hàng ngày là rất quan trọng, nhưng những năm gần đây, áp lực công việc ngày càng khiến nhiều người mất ngủ vào ban đêm. Chất lượng giấc ngủ kém trong thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm sức đề kháng và gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
Để trở nên khỏe mạnh hơn thì cải thiện chất lượng giấc ngủ là vô cùng cần thiết. Chỉ có chất lượng giấc ngủ tốt mới có thể nâng cao thể lực trong cuộc sống hàng ngày và có thêm năng lượng để đối mặt với công việc. Điều này cũng có lợi cho việc tránh xa bệnh ung thư.
Nếu bạn thường nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon ngủ rạng sáng thì có nghĩa là cơ thể bạn khỏe mạnh, sức đề kháng mạnh tốt và ít bị ung thư hơn. Điêu bạn cần làm là xây dựng thời gian biểu đều đặn, đảm bảo thời gian ngủ đủ giấc, thường xuyên chú ý điều tiết cảm xúc tránh quá căng thẳng, lo lắng kẻo ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
3. Thái độ lạc quan
Thái độ lạc quan là liều thuốc tốt để điều trị bệnh. Buồn phiền, thất tình, căng thẳng... sẽ khiến nội tiết tố trong cơ thể rối loạn, sức đề kháng trong cơ thể suy giảm dần, khả năng phòng bệnh cũng kém đi. Giữ thái độ lạc quan trong mọi việc để cơ thể được thư giãn và điều chỉnh hormone trong cơ thể một cách hiệu quả cũng có thể giúp tránh xa ung thư.
4. Có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng
Ngày càng nhiều bệnh ung thư liên quan đến chế độ ăn uống. Đặc biệt, các bệnh ung thư của hệ tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư gan... đều liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống không tốt.
Nếu trong cuộc sống bạn có thói quen ăn uống kém, thường xuyên ăn nhiều thịt, đồ chiên, nướng, tẩm ướp mà ít ăn rau củ quả có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Nếu bạn có một chế độ ăn nhẹ, cân đối dinh dưỡng, tỷ lệ thịt và rau hợp lý, không hút thuốc lá, không uống rượu bia thì hệ tiêu hóa của bạn sẽ khỏe mạnh, ít mắc các bệnh hơn. Từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Sự xuất hiện của bệnh ung thư thường liên quan đến nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố di truyền không kiểm soát được thì chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt đều nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta.
Người có thể hình thành thói quen sinh hoạt tốt và có những đặc điểm nêu trên, tuy không thể ngăn chặn 100% sự xuất hiện của bệnh ung thư nhưng ít nhất cũng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, nếu muốn phòng và chống ung thư, khám sức khỏe định kỳ cũng là điều cần thiết để sớm phát hiện bệnh, điều trị kịp thời, ngăn chặn tình trạng bệnh nặng thêm.
Pháp luật & Bạn đọc