Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt
Bác sĩ cảnh báo thói quen 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể 'bào mòn' cơ thể trong âm thầm.
- 01-06-2024Cặp vợ chồng thọ 100 tuổi chăm ăn 1 loại vỏ vứt đầy ngoài chợ Việt: Vừa hạ đường huyết, vừa cứu tinh cho người giảm cân
- 01-06-2024Tiến sĩ Mỹ khuyên: "Ăn 4 nhiều, 2 ít" để hạ đường huyết, giảm mỡ máu, sống thọ hơn 13 năm nữa
- 01-06-2024Thay đổi 1 thói quen giúp sống lâu hơn hẳn, hiệu quả cả với người cao tuổi: Nghiên cứu khoa học đã chứng thực
- 01-06-2024Ăn 1 quả trứng mỗi ngày sẽ giúp hạ đường huyết? Câu trả lời của chuyên gia khiến nhiều người thay đổi thói quen ăn uống
Thói quen 'tẩm bổ' tưởng tốt nhưng lại có thể gây hại sức khỏe
Ông Sở Nhân (61 tuổi, Trung Quốc) là một nhân viên công chức đã về hưu. Ông Sở có niềm đam mê với mật ong. Ông Sở cho rằng mật ong là thực phẩm tốt cho sức khỏe nên dù là pha trà hay nấu ăn, ông đều phải thêm mật ong để tẩm bổ cho cơ thể.
Thói quen sử dụng mật ong để gia tăng vị ngọt cho đồ ăn thức uống của ông Sở đã kéo dài được 2 năm. Gần đây, con trai ông Sở là Sở Cường đi làm xa về thăm bố mẹ và phát hiện gần chục lọ đựng mật ong trong nhà. Khi biết đây là số lượng mật ong ông Sở sử dụng hết trong 2 tháng, Sở Cường vô cùng lo lắng cho tình trạng sức khỏe của cha. Do đó, anh đã đưa ông đến bệnh viện địa phương để kiểm tra toàn diện.
Tại bệnh viện, bác sĩ chỉ định ông Sở thực hiện xét nghiệm chỉ số đường huyết, xét nghiệm chức năng gan và khám tim. Sau khi đọc kết quả khám, sắc mặt bác sĩ đột nhiên thay đổi.
Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số đường huyết của ông Sở tăng vọt, cao hơn nhiều so với mức bình thường. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm chức năng gan và kết quả khám tim của ông Sở cũng phát hiện một số bất thường. Theo bác sĩ, tim và gan của ông Sở có dấu hiệu bị “quá tải”, tuy nhiên tình trạng chưa quá nghiêm trọng.
Khi khai thác tiền sử bệnh và phát hiện ông Sở thường xuyên thêm mật ong vào các món ăn, đồ uống, bác sĩ cho biết rất có thể việc lạm dụng mật ong đã khiến ông Sở gặp phải các vấn đề kể trên.
Bác sĩ cũng lưu ý rằng tình trạng sức khỏe có thể chuyển biến xấu hơn nếu ông Sở không điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt.
Khi nghe chẩn đoán, ông Sở vô cùng bất ngờ vì ông vốn tưởng mật ong tốt cho sức khỏe nên mới sử dụng nhiều. Ông Sở đã đem thắc mắc của mình hỏi bác sĩ.
Bác sĩ giải thích: “Mặc dù mật ong là nguồn cung cấp đường tự nhiên và chứa một số vi chất dinh dưỡng khác nhưng bản chất của nó vẫn chứa đường. Việc tiêu thụ quá nhiều mật ong có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch. Do đó, mọi người không nên sử dụng quá 2 thìa mật ong/ngày”.
Hơn nữa, thường xuyên tiêu thụ đường, bao gồm cả đường từ mật ong cũng tác động đến chức năng gan. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ khuyến cáo ông Sở nên giảm tiêu thụ đường, mật ong, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường tập thể dục để ổn định đường huyết và bảo vệ sức khỏe. Bác sĩ cũng chỉ định ông Sở quay lại viện kiểm tra sức khỏe định kỳ sau 3 tháng.
Thực phẩm lành mạnh đến mấy cũng không nên lạm dụng
Chia sẻ thêm về chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe, bác sĩ điều trị nói: “Việc ăn quá nhiều một loại thực phẩm, ngay cả thứ tưởng chừng như tốt cho sức khỏe như mật ong, cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau. Chúng tôi thường khuyên bệnh nhân ăn cân bằng và đa dạng thực phẩm để đảm bảo sức khỏe”.
“Nguyên tắc để xây dựng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng là ăn đủ 4 nhóm chất, bao gồm: chất xơ, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Với nhóm chất xơ, vitamin và khoáng chất, mọi người nên ăn đa dạng nhiều loại trái cây, rau củ. Với nhóm chất đạm, hãy ăn lượng vừa đủ các loại thịt gà, thịt bò, thịt lợn, thủy - hải sản,... Với nhóm chất béo, mọi người nên sử dụng các loại dầu lành mạnh như dầu ô liu, dầu hạt lanh,...”, bác sĩ lưu ý.
Đời sống Pháp luật