MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người ngủ trưa và không ngủ trưa có tuổi thọ khác biệt thế nào? Nghiên cứu mới khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ

29-02-2024 - 12:05 PM | Sống

Người ngủ trưa và không ngủ trưa có tuổi thọ khác biệt thế nào? Nghiên cứu mới khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ

Ngủ trưa sẽ tác động như thế nào đến sức khỏe và tuổi thọ? Các chuyên gia đã chỉ ra một sự thật mà nhiều người không biết.

Dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, Nhật Bản đứng đầu trong danh sách các quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới. Theo thống kê cụ thể, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84,2 tuổi, với nam giới là 81,1 tuổi và nữ giới là 87,1 tuổi. Ngoài các yếu tố về tiêu chuẩn y tế cao, bí quyết đằng sau sức khỏe và tuổi thọ của người Nhật còn liên quan mật thiết tới môi trường sống và thói quen sống lành mạnh của họ.

Tuy nhiên, tình trạng làm việc quá sức cũng trở thành nỗi lo của người Nhật trong một thời gian dài. Chính vì thế, nhiều năm qua, những giấc ngủ ngắn tại công sở đã được khuyến khích thực hiện. Lý giải mà các chuyên gia đưa ra chính là: Nghỉ ngơi tốt sẽ giúp người lao động hiệu quả, đồng thời cũng giúp giảm tải "stress" trong công việc, cuộc sống hàng ngày.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng người Nhật trung bình chỉ ngủ 6 giờ 35 phút mỗi đêm, nhưng vì áp lực công việc lớn, họ thường tận dụng mọi cơ hội ngắn ngủ để tái tạo năng lượng.

Quả thật, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh những giá trị sức khỏe mà một giấc ngủ trưa ngắn có thể mang lại.

Người ngủ trưa và không ngủ trưa có tuổi thọ khác biệt thế nào? Nghiên cứu mới khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ- Ảnh 1.

Bí quyết đằng sau sức khỏe và tuổi thọ của người Nhật còn liên quan mật thiết tới môi trường sống và thói quen sống lành mạnh của họ. Ảnh minh họa: Internet

Tăng sức đề kháng, cải thiện trí nhớ

Một nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) trong năm 2015 đã chỉ ra rằng việc thực hiện một giấc ngủ trưa ngắn có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm nguy cơ các bệnh lý, giúp ích cho việc kéo dài tuổi thọ.

Nghiên cứu từ Đại học Harvard vào năm 2008 phát hiện rằng, việc ngủ trưa có thể cải thiện trí nhớ và khả năng học tập. Điều này có thể mang lại lợi ích đặc biệt cho học sinh và người lao động, đặc biệt là những người cần tiếp thu thông tin mới hàng ngày.

Quản lý tâm trạng và tinh thần khỏe mạnh hơn

Thói quen ngủ trưa cũng có tác động tích cực lên tâm lý và sức khỏe tinh thần. Nó giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi tích tụ trong suốt buổi sáng, cải thiện tinh thần làm việc và tạo ra cảm giác thư giãn.

Thói quen này giúp người Nhật duy trì tâm lý tốt và tạo niềm vui trong cuộc sống hàng ngày.

Người ngủ trưa và không ngủ trưa có tuổi thọ khác biệt thế nào? Nghiên cứu mới khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ- Ảnh 2.

Một giấc ngủ trưa ngắn có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm nguy cơ các bệnh lý, giúp ích cho việc kéo dài tuổi thọ. Ảnh minh họa: Internet


Là "tiên dược" cho tim mạch, giảm nguy cơ tử vong

Một nghiên cứu đáng chú ý được công bố trong "The New England Journal of Medicine" đã khám phá mối liên quan giữa việc thực hiện thói quen ngủ trưa và tuổi thọ ở cộng đồng người Nhật.

Nghiên cứu này đã theo dõi hàng nghìn người Nhật trong một khoảng thời gian dài và phát hiện rằng: Những người thường xuyên thực hiện giấc ngủ trưa có xu hướng sống thọ hơn, so với những người không có thói quen này. Đặc biệt, những người thực hiện giấc ngủ trưa từ 20 đến 30 phút mỗi ngày thường có tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch và các bệnh liên quan đến tuổi tác thấp hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra một số ảnh hưởng cụ thể của việc ngủ trưa đối với sức khỏe mạch máu. Một giấc ngủ trưa ngắn mỗi ngày có thể giảm áp lực máu và tạo ra hiệu ứng tích cực đối với hệ tuần hoàn. Điều này có thể giải thích tại sao thói quen ngủ trưa có thể giúp ngăn chặn các bệnh tim mạch.

Có chung kết luận tương tự, nghiên cứu của Hội Thần kinh Mỹ (American Heart Association) cũng đã chỉ ra rằng việc ngủ trưa có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, với người thường xuyên thực hiện ngủ trưa có khả năng kiểm soát áp lực máu tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Người ngủ trưa và không ngủ trưa có tuổi thọ khác biệt thế nào? Nghiên cứu mới khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ- Ảnh 3.

Những người thực hiện giấc ngủ trưa từ 20 đến 30 phút mỗi ngày thường có tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch và các bệnh liên quan đến tuổi tác thấp hơn. Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý: Ngủ trưa quá lâu lại gây tác dụng ngược, gia tăng nguy cơ bệnh tật

Ngủ trưa bao lâu để đạt hiệu quả tốt cho sức khỏe là câu hỏi mà nhiều người đều mong tìm ra đáp án. Theo dữ liệu từ các nghiên cứu khoa học cho biết, giấc ngủ trong khoảng 5 phút không đạt được hiệu quả mong muốn. Khoảng thời gian ngủ 10 phút có thể giúp giảm mệt mỏi nhanh chóng và cải thiện tư duy ít nhất trong khoảng 2 tiếng rưỡi.

Tối ưu nhất là ngủ trong khoảng 20-30 phút, có thể mang lại cải thiện đáng kể về khả năng làm việc và hiệu suất công việc, tuy nhiên, có thể gặp cảm giác ngái ngủ sau khi thức dậy.

Trong trường hợp thời gian ngủ trưa kéo dài từ 45-90 phút, việc này sẽ trở nên có hại vì đó là giấc ngủ sâu nhưng không hoàn thiện. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ kéo dài 90 phút có thể gây ra cảm giác khó chịu khi thức dậy, với những triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi và đờ đẫn, do cơ thể chưa sẵn sàng làm việc trở lại.

Ngủ quá lâu vào ban ngày còn liên quan đến chứng ngủ rũ, một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều biểu hiện điển hình như buồn ngủ vào ban ngày, ngủ gật thường xuyên, khó tỉnh táo. Ngoài ra, tình trạng này kéo dài còn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp, bệnh thận, bệnh gan, trầm cảm và suy giảm trí tuệ.

Do đó, một giấc ngủ trưa kéo dài từ 20-30 phút được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Những người thực hiện giấc ngủ trưa ngắn ít nhất 3 lần/tuần sẽ giảm nguy cơ chết vì bệnh tim khoảng 37%, và nếu duy trì thói quen ngủ trưa mỗi ngày, nguy cơ này tiếp tục giảm xuống 64%.

(Tổng hợp)

Phương Mộc

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên