Người sau tuổi 50 nên "khắc cốt ghi tâm" 3 bài thể dục: Dù chỉ tập 1 bài cơ thể cũng chắc khỏe, bệnh tật lùi xa, kéo dài tuổi thọ
Bác sĩ nổi tiếng Trung Quốc thọ đến hơn 86 tuổi nhờ luyện tập thường xuyên 3 bài tập đơn giản này.
- 31-08-2024Bác sĩ 103 tuổi nhưng tuổi sinh học chỉ như U50 nhờ 1 loại nước: Làm thêm 4 việc để khỏe mạnh và sống thọ hơn
- 31-08-2024Nghiên cứu 485.000 người, ĐH Harvard phát hiện điểm chung của trường thọ là "thích" 1 loại thực phẩm kén người ăn
- 29-08-2024Người hay cười và người hay buồn, ai sống thọ hơn? Nghiên cứu nói rõ lý do khiến nhiều phải thay đổi suy nghĩ
Sống cốt là vận động. Đầu năm 2020, đại dịch Covid 19 bùng nổ, bác sĩ Trung Nam Sơn lại một lần nữa đứng ở tuyến đầu chống dịch. Mặc dù, bấy giờ ông đã 86 tuổi, nhưng cơ thể vẫn còn chắc khỏe, minh mẫn, hiệu suất công việc vẫn tốt.
Cuộc sống hiện nay, nhiều người vừa bước qua tuổi 50 bắt đầu có những dấu hiệu sức khỏe đi xuống. Nguyên nhân đó chính là sau khi bước vào tuổi 50, cũng đồng nghĩa bước vào giai đoạn lão hóa. Khả năng làm việc của tim, phổi, các cơ, xương khớp bắt đầu có hiện tượng thoái hóa. Hơn nữa, đại đa số mọi người không có ý thức luyện tập thể dục. Về lâu dài, cơ thể xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến bệnh tật.
Trong một lần phỏng vấn, bác sĩ Trung đã chia sẻ với mọi người: "Lúc trẻ luyện tập thể dục vì nó khiến cơ thể khỏe mạnh, nâng cao chất lượng cơ thể. Nhưng bước vào tuổi 50, việc tập thể dục hằng ngày là để các bộ phận làm việc bình thường, giảm quá trình lão hóa. Do đó, sau tuổi 50, nếu kiên trì luyện tập 3 bài tập này, không những giúp cơ thể phòng tránh được bệnh tật mà còn có thể kéo dài tuổi thọ.
- Đi bộ 40 phút một ngày
Tại sao lại nói việc đơn giản như đi bộ lại có lợi ích như vậy? Khi đi bộ, không những đôi chân được hoạt động mà cả não, vai, tim và các cơ quan khác đều được vận động. Vì thế, ông Trung khuyên mọi người nếu muốn sức khỏe sung mãn, mỗi ngày hãy dành 40 phút đi bộ hoặc chạy chậm. Việc chạy bộ cần có thể lực khá tốt, dễ bị tổn thương đầu gối, nên người có thể lực kém ưu tiện chạy bộ mỗi ngày thì tốt hơn.
2.Bơi 200 mét mỗi ngày
Nhiều người nghĩ rằng bơi lội chỉ dành cho người trẻ. Thực tế không phải như vậy. Bất kì độ tuổi nào đều có thể bơi lội. Ông Trung đã đề cập trong buổi phỏng vấn một ví dụ: "Một người bác sĩ ở Quảng Châu sống đến 106 tuổi, bí quyết của ông ấy là mỗi ngày bơi 200 mét."
Có lẽ bởi vì bơi lội là bộ môn có tỉ lệ bị thương ở đầu gối khá thấp. Không chỉ có vậy, bơi lội còn giúp luyện tập việc thở, cải thiện chức năng tim phổi ở mức độ nhất định.
3. Tập thái cực quyền vào mỗi buổi sáng
Bộ môn này rất phù hợp với người cao tuổi. Trong độ tuổi này, các cơ quan khó tránh khỏi việc lão hóa. Cho nên, các bài luyện tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội không hoàn toàn phù hợp với tất cả người lớn tuổi.
Buổi sáng sớm, khi không khí trong lành là điều kiện tuyệt vời để luyện tập thái cực quyền. Luyện tập thái cực quyền giúp cơ thể mềm dẻo, nâng cao khả năng thăng bằng của cơ thể, phòng ngừa té ngã cho người già.
Có lẽ, nhiều người sẽ hoài nghi việc tập thể dục có giúp giảm lão hóa của cơ thể không không. Để trả lời câu hỏi này nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh.
- Theo kết quả của nghiên cứu từ tạp chí "Đại học Tim mạch Hoa Kỳ" khẳng định nếu muốn tim, mạch máu mình khỏe mạnh hơn những người khác, hãy kiên trì tập thể dục. Nếu như duy trì 6 tháng chạy bộ, có thể khiến cho mạch máu trẻ hơn 4 tuổi so với những người không tập thể dục.
- Kiên trì tập thể dục giúp hạn chế mất cơ. Theo Tạp chí y khoa "Nghiên cứu về hội chứng thiếu cơ" phát hiện ra rằng nếu một người không tập thể dục trong thời gian dài thì cơ sẽ mất theo tỷ lệ sau năm 30 tuổi. Khi tuổi tác lớn hơn, tỷ lệ này càng cao.
- Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày có thể làm giảm quá trình lão hóa của não. Một nghiên cứu của trường Đại học Boston (Mỹ) cho thấy người đi bộ dưới 5.000 bước mỗi ngày có tốc độ lão hóa não nhanh hơn so với người đi được gấp đôi.
Vậy nên muốn trường thọ, việc tập thể dục là điều cần phải duy trì ngay từ bây giờ.